Sau vụ cháy nhà mày Rạng Đông: Làm gì để tránh hít phải thủy ngân trong không khí?

( PHUNUTODAY ) - Hiện tại, người dân đang rất lo lắng về nguy cơ thủy ngân trong sản xuất bị phát tán vào không khí sau vụ cháy lớn ở nhà máy phích nước Rạng Đông tối ngày 29/8 vừa qua.

Vụ cháy ở Công ty Rạng Đông ngày 29/8 vừa qua làm dấy lên lo ngại thủy ngân trong sản xuất rò rỉ ra môi trường, gây hại cho sức khỏe người dân.

Vụ cháy nghiêm trọng xảy ra ở công ty sản xuất bóng đèn, phích nước này đã tạo ra lượng lớn khói bụi và các chất độc hại, tiềm ẩn nguy cơ nguy hại đến sức khỏe người dân xung quanh. Theo các chuyên gia, trong mỗi bóng đèn có vài mg thủy ngân, với định lượng được quy định ở mức tương đối an toàn. Nếu một chiếc bóng đèn vỡ ra cũng không gây nguy hại lớn đến sức khỏe con người. Tuy nhiên, khi số lượng bóng đèn vỡ lớn nguy cơ thủy ngân phát tán trong không khí là rất cao.

Ngoài thủy ngân, khói bụi từ vụ cháy này có thể kèm theo cả photpho, bột kẽm, và một số hóa chất khác. Các chất này cũng có hại cho sức khỏe con người.

chay-nha-may-rang-dong-lo-ngai-thuy-ngan-trong-khong-khi-phunutoday-01

Làm thế nào để phòng tránh việc hít phải thủy ngân trong không khí?

Các chuyên gia cần đo đạc mới biết chính xác được khu vực cháy có bị ô nhiễm các chất này không. Từ đó đưa ra các khuyến cáo hợp lý để bảo vệ sức khỏe người dân khu vực lân cận.

Hiện nay, người dân được cơ quan chức năng khuyến cáo nên rửa mắt mũi, xúc miệng họng hằng ngày bằng dung dịch natri clorid 4-6 lần một ngày trong thời gian 7-10 ngày tính từ khi xảy ra cháy.

Theo BS.Nguyễn Đức Thắng (Khoa Phục hồi chức năng, Bệnh viện Y học cổ truyền), để tránh ngộ độc do ô nhiễm môi trường hay nói cụ thể là tránh hít phải thủy ngân trong không khí, người đi đường nên đeo khẩu trang đầy đủ. Khẩu trang phải đạt tiêu chuẩn cao, tốt nhất là khẩu trang y tế hoặc khẩu trang có hoạt tính, chứ nếu chỉ đeo khẩu trang thông thường bán ngoài thị trường với mức giá rẻ từ 5.000 – 10.000 đồng thì không ngăn được thủy ngân mà chỉ ngăn được vi khuẩn trong khói bụi.

Các chuyên gia khuyến cáo, người dân nên đeo khẩu trang khi ra đường để tránh hít phải thủy ngân trong không khí.

Các chuyên gia khuyến cáo, người dân nên đeo khẩu trang khi ra đường để tránh hít phải thủy ngân trong không khí.

Ngoài ra, người dân lưu ý không sử dụng thực phẩm như rau, hoa quả, trái cây, gia cầm, cá, lợn được nuôi trồng trong vòng bán kính 1km kể từ tâm đám cháy. Không sử dụng nước tại các bể hở trong bán kính 1km.

Sơ tán trẻ em, người già, người ốm ra khỏi khu vực chịu ảnh hưởng của đám cháy 1-10 ngày để hạn chế ảnh hưởng.

Người dân cũng được yêu cầu thay, giặt toàn bộ quần áo nhiễm khói bụi do cháy bằng cách giặt sạch nhiều lần sau đó ngâm nước nóng 70-80 độ; thau rửa các vật dụng chứa nước, vật dụng sinh hoạt có bám bụi.

Tiêu hủy các loại rau, trái cây tự trồng trong vòng bán kính 500m tính từ tâm đám cháy.

Hít phải thủy ngân trong không khí nguy hiểm như thế nào?

Trên website của nhà máy Rạng Đông viết: “Nguyên lý của bóng đèn huỳnh quang cần phải có một lượng thủy ngân nhất định để phát sáng. Bóng đèn huỳnh quang T8 của Rạng Đông sử dụng viên thủy ngân amalgam”.

Theo Phó giáo sư, Tiến sĩ Trần Hồng Côn (Trường Đại học Khoa Học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội) thủy ngân nguyên tố lỏng ít độc, nếu ở dạng hơi hay hợp chất, muối thì rất độc và là nguyên nhân gây ra các tổn thương não, gan khi con người tiếp xúc, hít thở, ăn phải. Không khí ở nhiệt độ phòng có thể bão hòa hơi thủy ngân cao hơn nhiều lần so với mức cho phép. Nếu hít phải khí có chứa thủy ngân, thủy ngân sẽ hấp thu nhanh qua đường hô hấp, qua màng phế nang vào máu đến thận, gan lách và hệ thần kinh trung ương.

Phó giáo sư Côn cho rằng hít phải thủy ngân có thể gây bệnh phổi nặng cấp tính, khiến nạn nhân bị ho, khó thở, đau tức ngực và có cảm giác đau rát ở phổi. Ngoài ra, nó gây mất trí nhớ, viêm miệng, lơ mơ, co giật, nôn ói và viêm ruột. Trong một số trường hợp có thể gây ra ngộ độc cấp tính, suy hô hấp, thậm chí tử vong nếu tiếp xúc lượng thủy ngân nhiều.

Ngoài ra, thủy ngân là chất độc tích lũy sinh học rất dễ dàng hấp thụ qua da, các cơ quan hô hấp và tiêu hóa. Các hợp chất vô cơ ít độc hơn so với hợp chất hữu cơ của thủy ngân. Cho dù ít độc hơn so với các hợp chất của nó nhưng thủy ngân vẫn tạo ra sự ô nhiễm đáng kể đối với môi trường vì hình thành các hợp chất hữu cơ trong cơ thể sinh vật. Một trong những hợp chất độc nhất của nó là dimetyl thủy ngân, độc đến mức chỉ vài micrôlít rơi vào da có thể gây tử vong.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link