Sử dụng gia vị sai cách gây hại cho sức khoẻ nghiêm trọng

18:30, Thứ hai 14/03/2016

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Trong khi nấu nướng rất nhiều chị em mắc lỗi dùng gia vị sai cách hại sức khoẻ cả gia đình.

Dưới đây là những sai lầm nghiêm trọng khi sử dụng gia vị trong nấu ăn cần biết và bỏ ngay để không hại tới sức khỏe và mang bệnh vào người.

Ướp nước mắm vào nguyên liệu cho món hầm

gia vị
Không nên dùng nước mắm cho các món hầm.

Nước mắm có vị ngọt của các các axit amin tạo ra trong quá trình phân hủy nguyên liệu thủy làm nước mắm. Nếu nấu hoặc ninh kỹ quá có thể làm mất đi các axit amin vì vậy chỉ nấu ở một thời gian thích hợp đảm bảo đủ chín thực phẩm.

Nước mắm có hương vị đặc biệt, vì thế không nên đun lâu. Với món canh thì cho nước mắm vào rồi bắc ra ngay. Với canh cua, nên nhấc canh ra khỏi bếp rồi mới nêm để bảo toàn chất đạm trong nước mắm.

Cho quế và hồi vào dầu ăn đang sôi

Cho quế vào dầu ăn đang sôi sẽ làm thức ăn bị cháy khét.Cho quế, hồi vào dầu ăn đang sôi sẽ gây cháy, món ăn có mùi hăng và vị đắng. Vì thế, cần lưu ý nếu dùng quế ở dạng cây, bạn nên cho chúng vào khi ướp nguyên liệu và lúc nấu để tận dụng hết hương thơm. Còn nếu dùng ở dạng bột, bạn nên hòa với một ít nước.

Ướp hạt tiêu trước khi nấu ăn

Thói quen ướp hạt tiêu vào thực phẩm trước khi nấu ăn được các bà nội trợ thường xuyên sử dụng để làm tăng hương vị của món ăn. Tuy nhiên, cách làm này lại khiến hạt tiêu bị biến chất thành chất độc nguy hiểm gây ung thư khi được chế biến ở nhiệt độ cao và cũng hoàn toàn mất hết mùi thơm đặc trưng vốn có. Cách nêm hạt tiêu tốt nhất là rắc đều vào món ăn sau khi đã chế biến để giữ được hương vị và đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Dùng gia vị đúng cách 

Giấm 

gia vị
Nên cho giấm vào đồ ăn sau khi đã tắt bếp để giảm hao monf vitamin C

Chắc hẳn nàng nội trợ nào cũng biết giấm là loại gia vị giúp khử mùi và tăng hương vị cho món ăn. Cho nên, các nàng thường dùng cho việc pha nước chấm hoặc ướp thức ăn. Bên cạnh đó, nếu bạn thêm một chút dấm sau khi tắt bếp có thể giảm sự hao hụt vitamin C trong rau, thúc đẩy sự hòa tan các khoáng chất như canxi, phốt pho, sắt… và nâng cao hiệu quả hấp thụ các chất dinh dưỡng cho cơ thể nữa đấy.

Tỏi 

Đây là loại gia vị rất tốt trong việc chống lại các vi rút và vi khuẩn gây bệnh viêm nhiễm. Vậy sử dụng, chế biến tỏi như thế nào để tăng tác dụng phòng bệnh của tỏi? Thế này nhé, khi bạn chiên, xào… các gia vị như dầu ăn, hành, tỏi thì nên cho tỏi vào sau cùng. Điều này sẽ tránh cho tỏi bị cháy và khiến cho món ăn có vị đắng. Và tỏi nấu quá chín cũng sẽ bị mất đi một lượng vitamin đáng kể.

Sau khi bóc vỏ tỏi thì không nên nấu ngay vì làm mất hoạt tính của enzym allinase mà chúng ta nên để tỏi đã dập sau 15 phút rồi mới chế biến. Hơn nữa, tỏi tươi luôn có giá trị hơn những củ tỏi đã héo, mềm, mọc mầm. Vì thế, bạn chỉ nên tích lượng vừa đủ dùng trong vài ba ngày, khi hết lại mua thêm để đảm bảo tỏi luôn tươi ngon.

Hạt tiêu 

Hạt tiêu đen không chỉ là gia vị tạo mùi thơm cho các món ăn, mà còn được biết đến như một vị thuốc có tác dụng ngừa ung thư, chữa cảm lạnh, trầm cảm và giảm cân hiệu quả… Tuy nhiên, hạt tiêu nấu ở nhiệt độ cao sẽ mất mùi thơm đặc trưng. Tốt nhất, bạn chỉ nên rắc hạt tiêu khi thức ăn đã chín.

Ngoài ra, trong hạt tiêu có một lượng dầu rất nhỏ để giữ hương thơm. Tiêu xay sẵn tiện lợi thật đó nhưng sẽ bị mất mùi nhanh chóng. Do đó, các bà nội trợ muốn giữ hạt tiêu dùng lâu dài nên để nguyên hạt, cất nơi khô thoáng. Khi cần dùng mới lấy hạt tiêu ra xay nhuyễn. Như vậy, sẽ đảm bảo thơm ngon.

Bài thuốc chữa amiđan và sỏi thận đơn giản với đu đủ xanh
Bài thuốc chữa amiđan và sỏi thận đơn giản với đu đủ xanh
(Sức khỏe) - (Phunutoday) - Trong đông y đu đủ xanh thường được dùng để chữa viêm ameđan và sỏi thận mang lại hiệu quả cao.
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: Tran Mai