Từ xa xưa, cây mía được mệnh danh là “Thang thuốc phục mạch”, rất tốt cho sức khỏe. Theo Đông y, mía vị ngọt dưỡng, đại bổ tỳ âm, dưỡng huyết cường gân cốt, an thần trấn kinh tức phong, tả phế nhiệt, lợi yết hầu, hạ đờm hỏa, chi nôn, hòa vị, tiêu phiền nhiệt.
Từ xa xưa, cây mía được mệnh danh là “Thang thuốc phục mạch”, rất tốt cho sức khỏe. |
Nước mía làm đẹp
Nếu mắc chứng viêm da, nướng vỏ mía tím thành tro, nghiền thật vụn rồi trộn chung với dầu hạt mè, thoa lên da. Khi môi, miệng có kẽ nứt, dùng nước mía vừa thoa vừa uống. Không những thế nước mía còn có tác dụng giảm cân hiệu quả đối với các chị em.
Nước mía sạch thoa lên mí mắt trên và dưới hoặc dùng gạc sạch thấm nước mía đắp lên mắt giúp giảm mắt sưng đỏ, viêm mắt. Muốn ngừa nếp nhăn, trộn 2 muỗng cà phê nước mía với bột nghệ, thoa lên da nhiều lần trong tháng, mỗi lần khoảng 10 phút, rồi rửa sạch.
Khi mang bầu không nên bỏ qua mía
Ngay từ hồi mới mang bầu, nhiều người đã khuyên mình nên uống nước mía thường xuyên để tốt cho con sau này.
Không hiểu nước mía tốt như thế nào nhưng nghe đàn chị đi trước khuyên nhủ mình cũng tập thói quen uống nước mía mỗi tuần. Hồi 3 tháng đầu vì không ăn uống được gì nhiều nên mình không uống được nhiều nước mía nhưng đến tháng thứ 4, tình hình ăn uống của mình được cải thiện và nước mía đã trở thành đồ uống khoái khẩu hàng ngày. Biết vợ thích uống nước mía, anh chồng đã đặt riêng chị xay nước mía đầu ngõ mỗi ngày mang vào cho mình một ly.
Dù uống nước mía hàng ngày như thế nhưng nói thật mình không biết gì nhiều về tác dụng của đồ uống này trong thai kỳ. Hồi mới mang bầu, mình có nghe mẹ nói cố gắng uống nhiều nước mía để sau này con sinh ra được sạch và ít nhớt. Đó là quan niệm của các cụ ngày xưa nên mình cũng không để ý lắm.
Mía với sức khỏe
– Hỗ trợ hệ thống miễn dịch và giúp cơ thể khỏe mạnh: cùng với đường, mía có chứa các hợp chất làm tăng cường hệ thống miễn dịch, củng cố dạ dày, thận, tim và mắt.
– Thanh nhiệt và giữ ẩm: Cơ thể sẽ giữ nước tốt hơn nếu uống một ly nước mía mỗi ngày.
– Đẩy lùi cảm cúm, viêm họng: Viêm họng, cảm lạnh, cảm cúm sẽ không còn là nỗi lo của mọi người nếu uống nước mía mỗi ngày.
- Trị đau nhiệt trong dạ dày: Mía 500 g, hạt cao lương 30 g, ép mía lấy nước cho vào hạt cao lương để nấu thành cháo ăn với cơm sẽ tác dụng.
Tại sao mía được xem là thần dược với mỗi nhà? (Sức khỏe) - (Phunutoday) - Mía là món ăn được nhiều người ưa chuộng vì vị thanh mát của nó, nhưng có lẽ ít ai biết tới những công dụng vàng mà thực phẩm này mang lại. |