Các vấn đề về tóc như tóc rụng nhiều một cách bất thường hoặc tóc khô quá mức hoặc nhiều gàu đều không thể bỏ qua. Dưới đây là những dấu hiệu của tóc giúp cảnh báo sức khỏe của bạn.
Hãy lưu ý khi mái tóc có thay đổi, vì nó cảnh báo sức khỏe của bạn. |
Tóc thưa, khô dần hay da đầu có vảy
Đây là những dấu hiệu cho thấy sức khỏe bạn có vấn đề. Sự thay đổi cấu trúc tóc khiến tóc mảnh hơn có thể là dấu hiệu của việc tuyến giáp không hoạt động hiệu quả - hay còn gọi là bệnh thiểu năng tuyến giáp. Bên cạnh đó, những dấu hiệu khác của bệnh thiểu năng tuyến giáp gồm có mệt mỏi, tăng cân, nhịp tim chậm và hay bị lạnh.
Rối loạn da đầu
Rối loạn da đầu (như bị gàu, tăng tiết bã nhờn, vảy nến) có thể là do nhiễm nấm, căng thẳng hoặc thiếu hụt vitamin B, chất kẽm và một số a xít béo thiết yếu.
Tóc xỉn màu, dễ gãy
Nếu không có đủ lượng chất béo, tóc sẽ xỉn màu và dễ gãy. Nếu bạn kiêng tất cả chất béo để giảm cân, tóc bạn có thể phản ứng bằng cách trở nên xỉn và yếu đi.
Chất béo không chỉ có ích cho tóc mà còn cần thiết cho cơ thể hấp thu những chất dinh dưỡng hòa tan trong chất béo như vitamin D - nếu phụ nữ không có đủ chất này, tóc sẽ rụng. Bạn nên chọn những chất béo lành mạnh như omega-3 và chất béo đơn không bão hòa.
Tóc thưa dần
Bình thường bạn rụng khoảng 70-100 sợi tóc mỗi ngày. Tuy nhiên, sau khi gội đầu mà nhận thấy nhiều tóc rụng bám vào lược, khăn lau hay tóc rụng thành từng đám thì đó là dấu hiệu đáng lo ngại.
Một nguyên nhân thông thường của hiện tượng này là do căng thẳng tâm lý, thường xảy ra sau bị stress, thất nghiệp…, lên cơn sốt do cúm hay bị nhiễm trùng.
Ngoài ra, bệnh đái tháo đường cũng khiến tóc mỏng hoặc rụng đột ngột. Các chuyên gia cho rằng tóc rụng nhiều là dấu hiệu cảnh báo ban đầu của việc bệnh đái tháo đường ảnh hưởng đến lượng hormone trong cơ thể.
Tóc khô, giòn và dễ gãy
Nếu sáng dậy, nhìn thấy các sợi tóc bám trên gối thì đó thường là do tóc bạn bị gãy chứ không phải bị rụng khỏi nang tóc. Hiện tượng tóc gãy thường xảy ra do tóc trở nên giòn dưới tác động của hóa chất (ép, nhuộm, uốn…)
Tuy nhiên, cũng có một số bệnh khiến tóc giòn và dễ gãy như hội chứng cushing - một chứng rối loạn tuyến thượng thận làm hormone cortisol bị sản xuất quá nhiều. Bệnh giảm năng tuyến cận giáp - căn bệnh xảy ra do di truyền hoặc do tuyến cận giáp bị tổn thương khi phẫu thuật đầu và cổ cũng có thể khiến tóc khô và dễ gãy.
Tóc rụng nhiều ở đỉnh đầu
Nếu bạn nhận ra tóc rụng nhiều ở đỉnh đầu (nơi bạn buộc tóc đuôi ngựa cao) và có vết lông mờ xuất hiện trên môi, lông mọc dày hơn trên tay, bạn nên xem lại vòng hông có vẻ lớn hơn bình thường hay không.
Mỡ bụng chứa testosterone kích thích lông mọc nhiều và gây ra những biểu hiện thường thấy ở nam giới. Bạn nên ăn ít đường lại và tập thể dục để tan bớt mỡ bụng.
Một tình trạng khác là Hội chứng buồng trứng đa nang cũng có thể khiến lông mọc nhiều, nếu bạn nhận thấy triệu chứng như béo phì, kinh nguyệt không bình thường (hơn 5 tháng không có dù bạn chưa mãn kinh), mụn, và kháng insulin, bạn nên đi khám.
Tóc rụng thành từng cụm nhỏ
Phản ứng miễn nhiễm của cơ thể làm ảnh hưởng tới các nang tóc, khiến nó teo lại và tóc rụng thành từng cụm nhỏ. Các chuyên gia gọi kiểu rụng tóc này là rụng tóc mảng. Bệnh rụng tóc mảng có thể gây rụng lông mày hoặc lông mi - một triệu chứng phân biệt bệnh này với các kiểu rụng tóc khác.
Bệnh đái tháo đường cũng có thể gây ra kiểu rụng tóc này ở một số người. Trong những ca bệnh nặng, bệnh nhân có thể rụng hết tóc trên đầu hoặc thậm chí là rụng hết lông trên người.
Bí quyết để giữ mái tóc xoăn không bị xơ, chẻ ngọn (Làm Đẹp) - (Phunutoday) - Để giữ mái tóc xoăn không bị xơ rối chị em cần có mẹo chăm sóc đấy nhé! |