Tại sao có chết đói cũng phải tránh xa mì ăn liền?

08:00, Thứ tư 23/12/2015

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Hầu hết các nghiên cứu đều kết luận mì ăn liền có khả năng gây ung thư và nhiều bệnh nguy hại khác nếu ăn nhiều trong thời gian dài.

Mì ăn liền thường được biết đến là một loại thực phẩm có mặt ở tất cả các quốc gia trên thế giới và nó cũng là món ăn vặt phổ biến của cả trẻ em và người lớn. Đôi khi trong cuộc sống bận rộn, nhiều người chọn mì tôm là bữa sáng, thậm chí có những lúc mì tôm "đóng thế" là bữa chính cho cả gia đình. Nhưng nếu ăn mì thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Dưới đây là những tác hại của mì ăn liền mà bạn cần biết.

Những nguy hại
Mì ăn liền là thực phẩm khá phổ biến.

Ung thư

Đã có nhiều nghiên cứu đánh giá sự độc hại của mì ăn liền, với các thành phần phụ gia như màu thực phẩm, quá nhiều muối, chất béo bão hòa… Và hầu hết các nghiên cứu đều kết luận mì ăn liền có khả năng gây ung thư nếu ăn nhiều trong thời gian dài.

Hại thận, hại xương

Bên cạnh muối, mì ăn liền còn phosphate – một chất giúp cải thiện mùi vị thức ăn. Tuy giúp bạn ngon miệng nhưng chất này lại khiến chúng ta dễ bị loãng xương, răng cũng yếu dần đi nếu dùng nhiều trong thời gian dài.

Gây hại cho hệ tiêu hóa

Tiến sĩ Braden Kuo đã sử dụng một chiếc camera siêu nhỏ để dẫn chứng điều gì xảy ra bên trong dạ dày và đường tiêu hóa sau khi chúng ta tiêu thụ mỳ ăn liền. Kết quả, những sợi mỳ ăn liền khi được đưa vào cơ thể con người sẽ không dễ dàng phân hủy sau 2 giờ ăn.

Do vậy, mỳ ăn liền được cho là một đối thủ "khó xơi" đối với hệ tiêu hóa, khiến chúng phải làm việc và hoạt động nhiều hơn để tiêu hóa. Điều này hoàn toàn khác khi chúng ta ăn các loại mỳ tự làm.

Bệnh tim mạch

Thường xuyên dùng mì ăn liền, bạn có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như cao huyết áp, xơ vữa động mạch, đột quỵ cao hơn bình thường. Nguyên nhân nằm ở thành phần chất béo có trong hầu hết các loại mì ăn liền.

Loại chất béo này là transfat và chất béo bão hòa, chúng vô cùng có hại cho sức khỏe, đặc biệt đối với những người cao tuổi hay người có tiền sử bệnh tim mạch.

Béo phì và các bệnh liên quan

Mì ăn liền đã chiên qua dầu, hàm lượng vitamin B trong đó bị phá hủy hoàn toàn, về cơ bản mì ăn liền có thể không cung cấp đủ lượng calo cần thiết cho cơ thể hoạt động.

Vậy nên, nhiều người có xu hướng ăn nhiều gói mì ăn liên cùng lúc hoặc ngoài ăn mì ăn liền còn ăn thêm những thứ khác nữa. Hậu quả là bạn đã nạp quá nhiều carbohydrate và chất béo vào cơ thể.

Lão hóa sớm

Dầu trong mì ăn liền cũng có thể có chất chống oxy hóa, nhưng nó chỉ có thể làm chậm oxy hóa, trì hoãn thời gian hỏng chứ không thể ngăn chặn hoàn toàn tình trạng mốc hỏng.

Thực phẩm chứa dầu sau khi bị mốc hỏng sẽ phá hủy các thành phần dinh dưỡng, sinh ra lipid peroxide, nếu nạp quá nhiều lipid peroxide vào cơ thể suốt thời gian dài sẽ tiêu diệt hệ thống enzym quan trọng của cơ thể, sẽ đẩy nhanh quá trình lão hóa.

Vì vậy, bạn cần chú ý khi ăn mì ăn liền. Nếu thấy có dấu hiệu mốc, hỏng hoặc quá hạn sử dụng thì bạn nên bỏ đi chứ không cố ăn, sẽ gây hại cho sức khỏe.

Gánh nặng cho dạ dày, tiêu hóa

Mì ăn liền là một trong những món ăn được sấy khô sau khi chiên qua dầu. Trong mì chứa khá nhiều hương liệu và chất phụ gia, ăn thường xuyên sẽ không những khiến vị giác giảm sút mà còn có thể tạo áp lực cho dạ dày trong việc tiêu hóa chung. Nếu bạn ăn mì ăn liền xuyên có thể sẽ gây rối loạn chức năng dạ dày, làm xuất hiện các triệu chứng như đầy hơi, đau dạ dày… Đặc biệt, những đứa trẻ thích ăn mì tôm càng dễ mắc chứng biếng ăn.

Ăn mì đúng cách

- Tuyệt đối không ăn "mỳ úp", nên luộc bỏ nước đầu, nấu mì với nước lần 2 và các thực phẩm kết hợp khác.

- Nên vứt bỏ gói gia vị, vì trong đó tích nhiều dầu mỡ, vì nếu ăn vào dễ gây béo, tim mạch...

- Thêm rau xanh để giảm tối đa lượng chất béo thừa.

- Nên bổ sung mỗi bát mì từ 25-30 gr chất đạm như thịt bò, thịt lợn hoặc tôm...

Những nguy hại
3 nguy hại kinh người do điện thoại gây nên bạn phải biết
Điện thoại di động có thể phát ra bức xạ khiến các tế bào hồng cầu nhỏ giọt huyết sắc tố hemoglobin gây ra các biến chứng như bệnh tim.
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link