Tại sao người xưa nói: "Con rể không được tảo mộ nhà vợ, con gái đi lấy chồng không về tảo mộ nhà đẻ"?

( PHUNUTODAY ) - Tảo mộ là một phong tục đẹp của người Việt và vì đây là tập tục quan trọng nên càng cần phải chú khi thực hiện việc tảo mộ.

Hoạt động tảo mộ của người Việt thường diễn ra đông đảo vào hai dịp là Tháng Chạp chuẩn bị Tết nguyên đán và dịp Tết Thanh minh. 

Trong quan niệm văn hóa truyền thống, tảo mộ là để tưởng nhớ tổ tiên, coi âm phần nhà mình cũng như cõi trần, đó là nơi yên nghỉ của ông bà, người thân đã khuất. Do đó việc đi tảo mộ giống như đi thăm ông bà tổ tiên, thể hiện truyền thống biết ơn, uống nước nhớ nguồn.

Người xưa rất quan trọng trong chăm chút mộ phần. Ông bà yên nghỉ thì con cháu cũng được nhờ còn mồ mả ông bà không yên thì gia đình con cháu bất an. 

Bởi thế việc tảo mộ được thực hiện rất nghiêm túc với nghi lễ cúng tế ngoài mộ, thắp hương cúng phẩm, lau dọn, cắt cỏ, sửa chữa chỗ hỏng, tránh động mộ. Thế nhưng có hai đối tượng con cái lại được người xưa dặn không đi tảo mộ là con rể không đi tảo mộ nhà vợ, con gái đã theo chồng không về tảo mộ nhà đẻ. Vì sao lại như thế?

con-gai-con-re-khong-tao-mo

Con gái đi lấy chồng là con người ta

Trong quan niệm xưa con gái là con người ta, khi đi lấy chồng là người nhà chồng, chết làm ma nhà chồng. Chính trong quan niệm đó nên khi phụ nữ xuất giá theo chồng thì thành người ngoại tộc, không còn là người của dòng tộc nữa.

Mà việc tảo mộ được người xưa xem là việc của người nội tộc gia đình tổ tiên. Chủ tế phải là con trai. Nếu con gái về tảo mộ nhà đẻ tức là người ngoài đi tảo mộ. Trong quan niệm xưa, người ngoài mà tảo mộ thì sẽ mang vận xui và rất đáng trách cho gia đình con trai. Hơn nữa việc con gái về tảo mộ nhà đẻ có thể mang điều không hay về nhà chồng.

Con rể chỉ là khách

Trong quan niệm người xưa dâu con rể khách nên con rể cũng không phải người trong nhà. Con rể tới nhà bố mẹ vợ chỉ là khách. Khách thì chỉ quan sát không tham gia trực tiếp vào việc tế lễ. Chính vì thế nên thời xưa các cụ trọng việc phải có con trai nối dõi tông đường thực hiện việc hương hỏa chứ không thể để người ngoài làm thay. Những nhà không có con trai, để con rể con gái làm thay là bất hiếu. Thế nên thời xưa từng xem không sinh được con trai là bất hiếu.

con-gai-con-re-tao-mo-nha-vo

Vì quan niệm trọng nam khinh nữ nặng nề ấy nên khi con rể mà tới tảo mộ nhà bố vợ là khiến nhà vợ mất may mắn tài lộc, bị quở trách, nội tộc không làm được phải để người ngoài là con gái và con rể đi tảo mộ, thực hiện việc quan trọng thay con trai. 

Thế nên trong quan điểm của người xưa thì con gái con rể có về nhà vợ vào ngày tảo mộ cũng chỉ đứng ngoài quan sát không tham gia vào hoạt động cúng tế.

Thời nay tục tảo mộ vẫn được con cháu người Việt nối tiếp và đó là một phong tục đẹp để dạy con cháu về lòng biết ơn với tổ tiên. Việc tảo mộ cũng là dịp gia đình sum họp và người lớn trong nhà nói với con cháu hiểu về tập tục thờ cúng tổ tiên cũng như biết đâu là mộ phần ông bà cô dì chú bác nhà mình. Đi tảo mộ là một lần đi tưởng nhớ người thân và chỉ cho con cháu biết mộ phần gia đình dòng họ để chăm sóc. 

Do đó ngày nay quan niệm tảo mộ cũng đã khác, tư tưởng trọng nam khinh nữ đã cởi bỏ, nên việc con rể con gái về tảo mộ không kiêng kỵ mà còn là việc nên làm, nhất là với những chàng rể mới.

Đi tảo mộ còn là đi nhận họ hàng, báo cáo với ông bà tổ tiên đã khuất về việc gia đình có thêm chàng rể mới.

Nhiều gia đình thời nay không có con trai thì con gái còn rước ban thờ ông bà bố mẹ về thắp hương ở nhà chung của vợ chồng, một bên thờ gia đình chồng, một bên gia đình vợ. 

Còn nếu trong gia đình có con trai thì người con trai vẫn là chủ lễ thắp hương. Nhưng con gái con rể tham gia cùng là việc bình thường và còn là nên làm. Thế nên quan niệm xưa đã không còn phù hợp nữa, không có chuyện con gái con rể đi tảo mộ thì gia đình mất lộc, bị quở trách nữa. 

*Thông tin mang tính tham khảo chiêm nghiệm

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn