Nên tỉa chân nhang thay cốt bát hương trước hay sau ngày 23 tháng Chạp? Làm thế nào cho đúng tập tục tổ tiên?

( PHUNUTODAY ) - Rút tỉa chân nhang, bao sái dọn ban thờ và thay cốt bát hương là một tập tục tổ tiên truyền lại và đến giờ người Việt vẫn thực hiện hàng năm. Nhưng tùy theo địa phương và gia đình, nghi thức này lại có chút khác biệt.

Bao sái bát hương, dọn dẹp bàn thờ tỉa chân nhang là hoạt động thường thấy trong tháng Chạp, khi Tết nguyên đán cận kề. 

Bao sái tức là lau dọn sạch sẽ ban thờ. Bình thường các gia đình vẫn lau dọn bàn thơ nhưng thường chỉ lau xunh quanh ban thờ không dám động vào bát hương. Tháng Chạp là tháng cúng ông Công ông Táo và chuẩn bị năm mới nên nhiều gia đình nhân lúc ông Công ông Táo chầu trời thì dọn dẹp ban thờ, lau rửa bát hương, thay cốt trong bát hương.

Tỉa chân nhang  là nghi thức rút tỉa chân hương đã thắp cả năm đầy trong bát hương để bát hương năm mới nhẹ gọn. Nếu không rút tỉa chân nhang thì bát hương đầy lên khó thắp hương, lại có có nguy cơ gây hỏa hoạn. 

lau-don-bao-sai-ban-tho-tia-chan-nhang

Nên thực hiện ngày nào tháng Chạp?

Thông thường các gia đình thực hiện luôn vào ngày 23 sau khi thắp hương cúng ông Công ông Táo xong thì lau dọn ban thờ, rút tỉa thay cốt bát hương. 

Nhiều gia đình thường thực hiện luôn công việc vào ngày 23. Tuy nhiên cũng có gia đình thực hiện trước hoặc sau, miễn là trong tháng Chạp, tùy theo sự sắp xếp của gia đình và còn theo quan niệm tập tục từng địa phương. 

Theo lịch vạn niên thì có một số ngày tốt khách có thể áp dụng thay tỉa chân nhang đón năm Giáp Thìn 2024 là: Ngày 20 tháng chạp (tương ứng là 11/01/2024 dương lịch) là ngày Trực trừ là một ngày hoàng đạo; ngày 26 tháng Chạp (tương ứng là ngày 17/01/2024 dương lịch) là ngày Hoàng đạo có sao Thiên Đức chiếu mệnh, là ngày tốt để tỉa chân nhang, bao sái bàn thờ.

Thông thường các gia đình nên thực hiện trước ngày 29 tháng Chạp. 

ban-tho-gia-tien

Lưu ý khi thực hiện bao sái ban thờ, tỉa chân nhang

Khi thực hiện dọn dẹp ban thờ, bao sái bát hương, gia chủ phải có trang phục gọn gàng chỉn chu, sạch sẽ, thể hiện sự tôn kính tổ tiên và thành tâm.

Trước khi thực hiện thì đặt lễ thành tâm thắp hương xin phép tổ tiên được thực hiện việc rửa dọn lau bao sái bát hương ban thờ.

Sử dụng đồ sạch sẽ để lau dọn ban thờ,hứng đỡ bát hương. Những tro cốt, chân hương tỉa ra khỏi bát hương được mang đi đốt chứ không vứt vào thùng rác. Sau đó tro trải xuống sông hoặc để nguội rồi bón vào gốc cây.

Ban thờ nên được lau bằng nước ấm và nước thơm để sạch sẽ thơm tho.Đặc biệt với những ban thờ bằng gỗ nếu lau bằng nước lã sẽ bốc mùi và nhanh hỏng. Đồ dùng lau dọn phải sạch sẽ.

Bát hương sau khi bỏ tro cũ, nên rửa bằng nước sạch. Sau đó dùng khăn sạch lau khô bát hương.  

Tỉa chân nhang cần giữ lại mỗi bát hương 3-5-7 chân hương cũ nhưng cũng phải nhớ chân nhang đó ở nào để khi dùng tro mới thì cắm lại vào bát cũ, tránh nhầm lẫn.

tia-chan-nhang

Khi đổ tro cũ đi thì lấy thìa xúc chứ không dốc ngược bát hương đổ ụp xuống

Khi thực hiện cần nhẹ nhàng tránh ồn ào cười nói đùa cợt. Tránh rơi vỡ đồ xê dịch lung tung.

Các vị trí bát hương cần được ghi nhớ để khi đặt lại vào ban thờ phải đặt đúng vị trí, tránh đặt lung tung lộn xộn..

Sau khi thực hiện xong đặt lại bát hương và thắp hương mới mời ông bà tổ tiên về đón Tết nguyên đán.

Việc lau dọn ban thờ bát hương là tập tục tốt đẹp của người Việt do đó mọi người cần lưu ý khi thực hiện. Người lớn tuổi trong gia đình nên thực hiện không cần phải có thầy phong thủy. 

*Thông tin mang tính tham khảo chiêm nghiệm

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn