Tại sao trên bồn cầu thường có 2 nút xả? Chúng có công dụng khác nhau?

12:47, Thứ tư 06/09/2023

( PHUNUTODAY ) - Trước kia, buồng chứa nước của bồn cầu chỉ có một nút xả nhưng những năm gần đây xuất hiện song song loại có hai nút xả và thay thế hoàn toàn loại cũ. Tại sao?

Trước kia, buồng chứa nước của bồn cầu chỉ có một nút xả nhưng những năm gần đây xuất hiện song song loại có hai nút xả và thay thế hoàn toàn loại cũ. Chắc hẳn rất nhiều người vẫn chưa hiểu tại sao trên bồn cầu có 2 nút xả và chúng có gì khác nhau về công dụng.

Tại sao trên bồn cầu thiết kế 2 nút xả?

tren-bon-cau-co-2-nut-xa-1

Nút xả trên buồng chứa nước bồn cầu là nơi chúng ta sẽ bấm vào sau khi đi vệ sinh để nước được xả ra, cuốn trôi chất thải. Nhiều người không hiểu mục đích của thiết kế này nên thường bấm cùng lúc cả hai nút.

Thực tế, nhà sản xuất làm ra hai nút xả bồn cầu là để tạo ra hai chế độ xả nước nhằm điều chỉnh lượng nước được sử dụng. Bấm nút nhỏ hơn, lượng nước được giải phóng sẽ ít hơn (nửa buồng chứa, thường là 3 lít), phù hợp với việc đi tiểu tiện. Còn nếu bạn bấm nút lớn hơn, toàn bộ lượng nước tích trữ trong buồng chứa được xả ra (thường là khoảng 6 lít). Theo cách dùng này, một lượng lớn nước sẽ được tiết kiệm mỗi ngày. Thói quen sử dụng nước tiết kiệm, hợp lý sẽ giúp bảo vệ tài nguyên nước ngọt ngày càng khan hiếm hiện nay.

Điều gì xảy ra khi bấm cùng một lúc cả hai nút?

Khi bấm cùng một lúc 2 nút thì này thiết bị sẽ mặc định là xả toàn bộ nước - chế độ xả lớn. Tuy nhiên, không nên nhấn cả 2 nút trên bồn cầu trong một lần xả bởi bồn cầu bởi lượng nước xả không nhiều hơn mà còn nguy cơ gây hỏng, kẹt nút nhấn

Với những bồn cầu không có nút bấm mà xả nước bằng cần gạt cũng tương tự. Nếu bạn gạt cần xuống một nửa, lượng nước xả ra chỉ có một nửa, nếu gạt cần hết mức thì lượng nước xả ra sẽ là gấp đôi.

Vì sao cần đóng nắp bồn cầu trước khi xả nước?

Các chuyên gia thường khuyên đậy nắp bồn cầu khi xả nước. Động tác đơn giản đó có 3 tác dụng lớn.

+ Hạn chế vi khuẩn phát tán

Theo các nghiên cứu, nếu không đậy nắp bồn cầu, việc xả nước sau khi đi vệ sinh khiến các phân tử từ chất thải và vi trùng bay lên cao tới 4,5m và bám vào toàn bộ bề mặt nhà vệ sinh. Bồn cầu thường tích hợp vào nhà tắm, nơi có khăn mặt, bàn chải đánh răng và nhiều vật dụng khác, chúng sẽ nhiễm bẩn.

Trong số vi khuẩn được tìm thấy trong nhà vệ sinh, E. coli là nguy hiểm nhất. Nó có thể lây nhiễm cho bất kỳ ai vào phòng trong vòng 4-6 giờ, có thể gây tiêu chảy, nôn mửa.

+ Giảm nguy cơ ô nhiễm hóa chất

Khi làm sạch bồn cầu bằng hóa chất, bạn hãy đậy nắp bồn cầu rồi mới xả nước. Điều này sẽ hạn chế nguy cơ các phân tử hóa chất phát tán trong nhà vệ sinh khiến bạn hít phải.

tren-bon-cau-co-2-nut-xa-3

Một số sai lầm khi dùng nhà vệ sinh

- Không làm khô bàn chải cọ bồn cầu

Sau khi sử dụng bàn chải cọ bồn cầu, hãy đảm bảo làm khô nó. Sự lưu thông không khí hạn chế bên trong ngăn chứa là môi trường tuyệt vời cho sự phát triển của vi khuẩn. Vì vậy, sau mỗi lần sử dụng, hãy đặt cọ bồn cầu dưới nắp để khô tự nhiên.

- Không khử trùng bàn chải cọ bồn cầu

Hãy khử trùng bàn chải cọ bồn cầu hai lần một tháng để loại bỏ vi khuẩn.

- Dành nhiều thời gian trong nhà vệ sinh

Cố gắng không dành quá nhiều thời gian cho việc đi vệ sinh vì các bác sĩ cảnh báo điều này có thể gây ra bệnh trĩ.

- Để bàn chải đánh răng và các sản phẩm vệ sinh cá nhân cách xa bồn cầu.

- Nếu bạn đang sử dụng nhà vệ sinh công cộng, hãy đi ra ngoài ngay sau khi bấm nút xả nước.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Vũ Thêm