Cấu tạo của ngực gồm có 4 phần
Sữa đậu nành là một sản phẩm thơm ngon của đậu nành được nhiều chị em ưa chuộng như một mẹo giúp tăng vòng 1. |
Hệ cơ ngực: là thành phần chủ yếu quyết định độ cao của bộ ngực. Cơ ngực khỏe tạo nên bộ ngực cao, săn chắc. Cơ ngực yếu sẽ làm cho bộ ngực nhão và chảy sệ. Lớp mỡ đệm: Chiếm 90% thể tích bầu ngực, chúng quyết định hình dáng và “độ êm” của bầu vú.
Đậu nành tăng vòng 1
Trong đậu nành có một lượng lớn phytoestrogen một chất tương tự như hooc mon estrogen giúp nở ngực trong cơ thể nhưng hiệu quả mang lại thì cao hơn rất nhiều, hơn thế nữa đậu nành còn có nhiều vitamin như: A, B1, B2.D,… Và sữa đậu nành là một sản phẩm thơm ngon của đậu nành được nhiều chị em ưa chuộng như một mẹo giúp tăng vòng 1.
Để tăng vòng 1 nhờ uống sữa đậu nành, bạn nên kiên trì uống sữa đầu nành hằng ngày cũng như cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể, giúp da bạn hồng hào hơn và bộ ngực nở tròn hơn. Thêm vào đó bạn đừng quên bổ sung những loại trái cây có thể giúp tăng vòng một như : cam, bưởi, bơ, dâu tây,… và chăm chỉ luyện tập những bài tập ngực để tăng thêm sự nở nang cho vòng 1 nhé.
Cách làm sữa đậu nành
Nguyên liệu
Trong đậu nành có một lượng lớn phytoestrogen một chất tương tự như hooc mon estrogen giúp nở ngực |
Đậu nành khoảng 5 lạng
Đậu phộng hoặc lá dứa để tăng độ béo và thơm cho sữa
1 lít rưỡi nước tùy theo bạn muốn uống nhiều hay ít
Cách làm
Ngâm đậu nành để loại bỏ những tạp chất và để đậu nở và tróc vò, sau khi đậu nở và tróc một phần vò bạn chắt nước và bỏ vỏ. Sau đó bạn bỏ đậu nành vào máy xay, xong lượt nước bỏ xát và để vào nồi nấu cho sữa sôi, bạn có thể dùng nóng hay dùng lạnh tùy thích.
Những lưu ý khi dùng sữa đậu nành
Không nên uống quá 500ml sữa đậu nành mỗi ngày. Việc uống quá nhiều có thể khiến chúng ta bị khó tiêu, đầy hơi, tiêu chảy và ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa.
Không uống sữa đậu nành khi ăn trứng. Nguyên nhân là do trypsin trong đậu nành có thể phản ứng với protein trong lòng trắng trứng, làm giảm giá trị dinh dưỡng.
Tránh uống sữa đậu nành khi đói vì khi đó, protein trong đậu nành sẽ phân hủy và không phát huy được vai trò bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể.
Tuyệt đối không uống sữa đậu nành “sống”. Trong sữa đậu nành chưa được nấu chín có chứa chất ức chế men trypsin, saponin và một số chất không có lợi khác. Vì thế, khi uống vào có thể gây ra tình trạng buồn nôn, nôn, đau bụng đi ngoài… thậm chí là ngộ độc.