Tất tần tật 16 điều về phong tục ngày Tết của người Việt

17:26, Thứ tư 24/01/2024

( PHUNUTODAY ) - Trong không khí náo nức chuẩn bị cho một cái Tết thật sự đầy đủ. Những Phong tục cổ truyền Tết Nguyên Đán đã được lưu giữ qua nhiều đời nayvà chúng vẫn luôn mang ý nghĩa đẹp đẽ.

1. Cúng ông Công công Táo

Lễ cúng ông Công ông Táo là văn hóa tâm linh được gìn giữ từ bao đời nay. Theo quan niệm dân gian, từ 12h trưa ngày 23 tháng Chạp là thời điểm các Táo bay về trời. Thời gian cúng lễ Táo quân không quá nghiêm, ngặt nhưng không nên để quá muộn, gia chủ có thể bắt đầu từ ngày 21 tháng Chạp đến giờ Ngọc ngày 23 tháng Chạp, nhưng nhất thiết không được làm lễ quá muộn.

ong cong ong tao

2. Dọn nhà cuối năm

Dọn nhà cuối năm không chỉ là nét đẹp truyền thống xưa nay của người Việt, mà còn là thói quen tốt để tất cả các thành viên trong gia đình cùng chung tay dọn dẹp chuẩn bị cho một không gian tươi tắn sạch sẽ, để mọi người sẽ cùng nhau quây quần trong những ngày Tết.

Tùy theo lịch làm việc và lịch nghỉ của mỗi người mà sắp xếp lịch dọn nhà cho phù hợp, thường việc dọn dẹp nhà cửa thường tiến hành từ ngày 24 - 30 tháng Chạp.

Trong ngày này, lần lượt các phòng trong nhà được lau dọn và sắp xếp lại gọn gàng, sạch sẽ, ai cũng muốn dọn đi những thứ cũ kỹ, chuẩn bị để rước tài rước lộc, làm tăng vận khí toàn gia khi bước sang năm mới.

Khi tiến hành dọn nhà cuối năm, người Việt cũng rất chú trọng lau dọn ban thờ, rút tỉa chân nhang để chuẩn bị đón Tết. 

3. Đi chợ Tết

Dịp Tết, việc đi chợ Tết để tận hưởng không khí cuối năm là khoảng thời gian được chúng ta chờ đợi nhất. Đó là phiên chợ đông vui hơn, tấp nập hơn và cũng hối hả hơn vì ai ai cũng bận rộn trang hoàng nhà cửa, cúng gia tiên, hoàn thành những công việc cuối cùng trước khi bước sang năm mới.

Dù ngày nay đã có khá nhiều siêu thị to nhỏ, lớn bé nhưng nét đẹp của chợ Tết quê luôn được mọi người háo hứng tham gia nhất vì chỉ khi bước chân vào chợ ta mới được hưởng trọn không khí ngày Tết ở nơi ấy.

Đi chợ Tết là một phong tục gắn liền bao đời với người dân ta và chợ ngày Tết luôn được đón chờ, luôn mang một ý nghĩa quan trọng trong tiềm thức của mỗi người con đất Việt.

cho ngay tet

4. Cây nêu ngày Tết

Cây nêu thường cây tre già, cao, to, thẳng, lóng tre đều, trên ngọn để nguyên chùm lá tươi. Cây mang ý nghĩa thiêng liêng, tránh những xui xẻo và mang lại một năm mới may mắn cho gia chủ.

Cây nêu thường được dựng vào ngày Táo quân về trời chính vì từ ngày này cho tới đêm Giao thừa. Người ta tin rằng, đây là thời gian vắng mặt Táo quân, ma quỷ nhân cơ hội này sẽ thường vào nhà quấy nhiễu, nên phải trồng cây nêu để trừ tà. Đến hết ngày mùng 7 tháng Giêng thì cây nêu được hạ xuống.

Cây nêu ngày Tết gần đây đã không còn phổ biến và chỉ còn bắt gặp tại các chùa, đình, một số vùng quê. Tuy nhiên, những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc này không bao giờ bị mất đi.

5. Xin chữ, câu đối Tết

Những câu đối đỏ ngày Tết thường gợi cho chúng ta rằng ngày Tết đang đến gần, không khí xuân bao trùm lên cảnh vật tạo nên một cảm giác ấm áp khi về bên mái ấm gia đình.

Nhiều người mua một câu đối hay hoặc một vài chữ Nho mang ý nghĩa cầu an, cầu tài lộc cho năm mới. Gam màu đỏ chủ đạo trên câu đối đỏ là sắc màu của sự may mắn, là biểu tượng màu sắc của chiến thắng và niềm tin và từ xưa, chúng ta thường tới cổng chợ xin chữ thầy đồ về thờ với mong muốn con cháu được học con chữ mà thành người.

Ngày nay, câu đối đỏ còn dùng để làm món quà ý nghĩa lời chúc tụng nhau một năm mới ngập tràn may mắn, câu đối còn là cây cầu kết nối những tâm hồn đồng điệu cùng nhau của những người yêu văn thơ, thể hiện ý chí quan điểm tình cảm của tác giả.

Cau doi tet

6. Thăm mộ tổ tiên, rước vong linh ông bà về ăn Tết

Người Việt rất coi trọng nguồn cội của mình và mỗi năm, tục thăm mộ tổ tiên như một nét văn hóa nhắc nhớ con cháu phải nghĩ đến ông bà gia tiên mỗi độ xuân về. Đó cũng là thể hiện của tình cảm hướng về với nguồn cội, là thể hiện lòng hiếu, là một nghi thức để giáo dục cho đời sau về lòng hiếu thảo, tri ân các bậc tiền nhân.

Dù tất bật thế nào đi chăng nữa trong cuộc mưu sinh, dù cả năm bôn ba làm ăn ở nơi xa, nhưng đến ngày này, chốn quay về vẫn là gia đình.

7. Nấu bánh chưng

Bánh chưng là món ăn truyền thống trong mâm cỗ Tết của người Việt và để chuẩn bị cho món ăn đó, thường cả gia đình quây quần bên nồi bánh chưng tạo nên hình ảnh thật là đẹp và ý nghĩa với tất cả chúng ta.

Thông thường các gia đình Việt có thói quen gói bánh vào ngày 27 và 28 đây là khoảng thời gian kết thúc công việc sau cả năm vất vả để chuẩn bị mọi thứ cho ngày Tết.

Đây chính là dịp để ông bà bố mẹ và con cháu sum vầy trước không khí rạo rực của mùa xuân, có thể nói, bánh chưng có ý nghĩa không chỉ về mặt dinh dưỡng mà nó chính là nét đẹp trong đời sống tinh thần của dân tộc ta.

nau banh chung

8. Cúng Tất niên

Tục lệ cúng Tất Niên hay còn được gọi là Lễ Tết Niên như một dấu mốc quan trọng. Mâm cỗ gia tiên phải được chuẩn bị chu đáo, bao gồm hương hoa, trầu cau, vàng mã. Ngoài ra, lễ mặn hoặc ngọt tùy theo gia chủ chuẩn bị nhưng mâm cúng lễ phải đầy đặn, bày biện cẩn thận để mang ra ngoài mộ hoặc bày lên bàn thờ gia tiên. Bữa Tất Niên trở thành nét đẹp truyền thống trong ngày đầu năm mới vì đây là dịp để những người con xa quê được trở về nhà sau một năm vất vả, từng thành viên trong gia đình được ngồi sum họp bên mâm cơm của chiều 30 Tết.

Ở mỗi vùng miền lại có những tập tục khác nhau, gia chủ có thể mời những vị khách như bạn bè hay người thân đến chung vui. Bởi đây là cuộc hội ngộ đầy đủ nhất mà mỗi năm chỉ có một lần.

Cả gia đình sum vầy bên mâm cơm đầy đủ món ăn truyền thống, cười nói vui vẻ để xua tan đi những nhọc nhằn, vất vả với cuộc sống bộn bề của năm cũ.

9. Cúng giao thừa

Đêm Giao thừa hay còn gọi là đêm Trừ tịch là một đêm quan trọng đánh dấu cho một năm cũ kết thúc và một năm mới đã đến.

Cúng giao thừa hay lễ trừ tịch là lễ quan trọng nhất trong Tết Nguyên đán được thực hiện vào nửa đêm 30, rạng sáng mùng một Tết. Lễ thường được tiến hành vào giờ Chính Tý, tức đúng 12h đêm hôm 30 tháng Chạp. Ý nghĩa của lễ này là dẹp bỏ đi quá khứ, những phiền nhiễu để đón những cái mới mẻ tốt đẹp của năm mới sắp tới. Lễ cúng giao thừa còn là lễ để "khu trừ ma quỷ", do đó có từ "trừ tịch".

cung giao thua

10. Đi lễ chùa đầu năm

Phong tục đi chùa đầu năm mới vừa là khởi đầu mùa Xuân, khởi đầu của sự sống và nó trở thành yếu tố tâm linh gắn với văn hóa, tín ngưỡng của người Việt.

Cửa chùa đất Phật là chốn bình yên, thanh tịnh, ngày đầu năm mới, người người nhà nhà cùng đi chùa là để hướng con người nghĩ đến cái tâm tốt lành, hướng thiện, đức từ bi, trí tuệ của nhà Phật.

11. Hái lộc đầu năm

Khi đi lễ chùa đầu năm, nhiều người rủ nhau đi hái lộc vì lộc là nụ đầu tiên, mầm non mới nhú. Hái lộc ở nơi đền chùa linh thiêng mang ngụ ý xin được hưởng chút lộc của Thần, Phật ban cho để cả năm thuận lợi, phát tài phát lộc.

Khi đi lễ chùa đầu năm, nhiều người rủ nhau đi hái lộc vì lộc là nụ đầu tiên, mầm non mới nhú. Hái lộc ở nơi đền chùa linh thiêng mang ngụ ý xin được hưởng chút lộc của Thần, Phật ban cho để cả năm thuận lợi, phát tài phát lộc.

hai loc dau nam

12. Xông đất

Bước sang một năm mới, mọi người tin rằng ngày đầu tiên năm mới suôn sẻ thì cả năm sẽ gặp may, vì thế người đến nhà chúc Tết đầu tiên rất được xem trọng với niềm tin đó là người mang đến may mắn cho gia đình. Người ta thường nhờ người hợp tuổi, hợp mệnh đến xông đất xông nhà, cầu mong sang năm lấy được vía tốt của người xông nhà.

Người khách đó đến vào sáng mồng 1 phải do chủ nhà sắp đặt trước và cả gia đình sẽ ra đón tiếp vui vẻ, nhiệt tình và nhận những lòi chúc tốt đẹp đến với gia đình mình. Người ấy chỉ đến khoảng năm mười phút mang theo những lời chúc, nhưng đã mang đến niềm vui và sự tin tưởng gia đạo mình sẽ may mắn cả năm. Còn người đi xông đất họ vui vì đã cho đi những điều tốt lành, làm phước giúp mọi người.

13. Mừng tuổi

Mừng tuổi hay lì xì ngày Tết là một trong những Phong tục cổ truyền Tết Nguyên Đán mà được trẻ nhỏ mong chờ nhất. Vào những ngày Tết người lớn thường tặng cho trẻ con một khoản tiền nho nhỏ đã được bỏ trong phong bao. Đây là số tiền có ý nghĩa tượng trưng cho may mắn và tài lộc, gọi là tiền mừng tuổi. 

mung tuoi

14. Chúc Tết

Tết Nguyên đán là một dịp để cho mọi thành viên trong gia đình vui vầy sum họp. Đó là thời gian bày tỏ sự thương yêu thắm thiết và mong muốn cho mọi người qua những lời chúc.

Chúc Tết cũng là một trong những Phong tục cổ truyền Tết Nguyên Đán được gìn giữ qua biết bao thế hệ, thể hiện lòng hiếu thảo, sự tri ân của con cháu với ông bà cha mẹ, thầy cô - những người có công sinh thành, nuôi dưỡng và giáo dục ta nên người.

15. Lễ hóa vàng

Với suy nghĩ: "Trần sao âm vậy" nên từ lâu tục đốt vàng mã được du nhập từ Trung Quốc về đến Việt Nam đã biến tướng đi ít nhiều. Việc hóa vàng, thực chất mang ý nghĩa đón thần tài, thần lộc về cho gia đình.

Vì thế, không hề có chuyện càng đốt nhiều vàng mã thì càng thể hiện lòng thành, càng thể hiện lòng thành kính dâng lên tổ tiên. Thực chất, chỉ cần đốt một ít vàng mã và hương khói đầy đủ trong 3 ngày Tết là đã đủ và đúng với truyền thống văn hóa người Việt.

hoa vang

16. Khai ấn, khai bút

Đầu xuân, nhằm vào ngày tốt, giờ tốt, người có chức tước khai ấn (đóng con dấu lần đầu tiên trong năm).

Trong khi đó các học trò, sĩ phu khai bút (viết bài hoặc một đoạn văn, một câu thơ… đầu tiên trong năm).

Còn nhà nông khai canh, (cày ruộng, làm đất, trồng, cấy lần đầu tiên trong năm); người buôn bán thì “khai thương”…

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Dương Ngọc