Mụn sưng tấy rất đau, nhưng nếu nó nằm ở quanh môi có thể còn đau hơn. Các cử động thường xuyên mà môi của chúng ta liên tục thực hiện như nói chuyện, ăn uống, ngáp cũng khiến cơn đau (do mụn gây ra) có vẻ dai dẳng hơn.
Mặc dù mụn ở môi trông giống như mụn rộp ở môi, một bệnh nhiễm virus được "đánh dấu" bằng các mụn nước chứa đầy chất lỏng trên và xung quanh môi của bạn, nhưng đây là hai tình trạng khác nhau, có rất ít điểm chung.
Dưới đây là mọi thứ bạn cần biết về mụn trứng cá ở môi và những gì bạn có thể làm để ngăn ngừa nó.
Nguyên nhân nào gây ra mụn ở môi?
Một trong những thủ phạm phổ biến nhất gây ra mụn trên môi là những sản phẩm có mùi thơm như son môi, son bóng và son dưỡng môi. Nếu bạn thường xuyên đeo khẩu trang, không tránh khỏi việc cọ xát vào môi, độ ẩm cộng với sự mài mòn sẽ khiến khu vực xung quanh miệng trở thành nơi sinh sôi của vi khuẩn gây mụn.
Một số nguyên nhân tiềm ẩn gây ra mụn thịt quanh miệng, bao gồm thay đổi nội tiết tố, da nhờn, sờ tay lên mặt cũng như cầm điện thoại áp vào mặt. Để thức ăn và thức uống nhiều dầu mỡ bám quanh vùng miệng sau khi ăn cũng có thể khiến miệng và môi của bạn dễ bị mụn.
Mặc dù rất khó để biết khi nào mụn sẽ xuất hiện trên viền môi của bạn, nhưng vẫn có cách để tránh bị mụn.
Làm thế nào để ngăn ngừa và giảm mụn ở môi?
Bạn cần luôn thoa kem chống nắng để tránh ảnh hưởng đến da. Để giữ nước cho da và môi, hãy uống ít nhất 1.5 lít nước mỗi ngày và không bao giờ đi ngủ mà không tẩy trang trước. Bạn có thể nên hạn chế ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, bơ sữa và đồ ngọt vì chúng có thể khiến bạn nổi mụn.
Nếu mụn nổi quanh viền môi, bạn nên thoa benzoyl peroxide lên vùng da bị ảnh hưởng của bạn. Chứa các chất diệt khuẩn, benzoyl peroxide được biết là có tác dụng giảm viêm, mở lỗ chân lông và giải phóng oxy để tiêu diệt vi khuẩn gây tắc nghẽn lỗ chân lông.
Dầu thầu dầu, một loại kem dưỡng ẩm có chứa axit ricinoleic với các yếu tố chống viêm, đã được chứng minh hiệu quả trong việc giảm thiểu chứng viêm cũng như thúc đẩy quá trình hydrat hóa. Dầu cây trà, một loại tinh dầu có đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm và chống oxy hóa. Nếu bị nổi mụn thường xuyên, đặc biệt là quanh miệng, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và điều trị y tế kịp thời.
Cho dù bạn có bực bội về những nốt mụn xung quanh môi của mình như thế nào đi chăng nữa, hãy cố gắng đừng nặn hoặc chạm vào chúng để tránh làm hỏng hàng rào bảo vệ da và đẩy vi khuẩn vào sâu hơn trong da vì dễ làm tình trạng sưng tấy trầm trọng hơn và có thể khiến da mặt bạn hình thành nhiều mụn hơn.