Thai nhi 9 tuần tuổi như thế nào?
Với rất nhiều mẹ bầu, việc chỉ được nhìn thấy bé yêu qua việc siêu âm là chưa đủ. Nhưng ngoài việc siêu âm thì qua từng ngày, các mẹ bầu cũng có thể cảm nhận được sự phát triển “thần tốc” của thai nhi. Vậy đến tuần tuổi thứ 9, thai nhi phát triển như thế nào?
Sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 9 của thai kỳ?
Kích thước của thai nhi:
Đến tuần thứ 9, thai nhi đã dài gần 2.5cm. Giờ đây, trông đã không còn giống một chú nòng nọc hay một chú gấu túi, mà rõ ràng đã là người trái đất rồi các mẹ nhé.
Trán, mắt và ngón tay:
Trán của thai nhi sẽ bớt rô ra ngoài. Vị trí của mắt sẽ nằm ở khoảng giữa khuôn mặt. Những ngón tay và ngón chân ban đầu còn dính vào nhau như chân vịt, thì giờ đã tách hẳn ra thành từng ngón riêng biệt.
Sự hình thành giới tính của thai nhi:
Thai nhi 9 tuần tuổi thay đổi như thế nào? |
Nếu đây là con gái, đây chính là thời điểm mà buồng trứng bắt đầu hình thành. Khi ra đời, em bé sẽ có đầy đủ số trứng mà một người phụ nữ mang trong mình suốt cả cuộc đời. Cơ quan sinh dục ngoài cũng bắt đầu thành hình, dù chỉ mới bé xíu xiu.
Thai nhi thay đổi tư thế trong bụng mẹ:
Đến tuần thứ 9, cơ thể em bé cũng không còn cuộn tròn như trước mà bắt đầu duỗi dần ra. Mới trước đó, em bé nằm như hình chữ C, thì giờ đã thẳng hơn một chút, chỉ trừ hai chân vẫn còn co lên ngang hông.
Sự xuất hiện của núm vú:
Giờ đây, chúng ta có thể thấy núm vú xuất hiện trên ngực em bé. Hai tai của bé mới trước đó còn ở thấp tận dưới cổ, bây giờ đã nằm đúng chỗ.
Các cơ quan nổi tạng và hệ tiêu hóa đang dần hình thành:
Trong giai đoạn này, tim bắt đầu phân chia rõ ràng và có 4 ngăn. Ruột phát triển tuy nhiên không phải bên trong phôi thai mà ở phía bên trong dây rốn, và sau đó sẽ di chuyển vào bên trong bụng thai nhi khi thai nhi đủ lớn. Đến cuối tuần thứ 9, núm vú cũng xuất hiện trên ngực bé.
Tuyến yên, thanh quản và khí quản cũng bắt đầu hình thành.
Sự phát triển của cánh tay:
Ở tuần này, cánh tay đã phát triển tương đối và uốn cong ở phần khuỷu tay và cổ tay khá rõ ràng. Đến cuối tuần, các vết lõm ở chân sẽ hình thành đầu gối và mắt cá chân, móng chân cũng có thể bắt đầu xuất hiện.
Những việc mẹ bầu cần lưu tâm khi đến tuần thứ 9 của thai kỳ
1. Mẹ bầu cũng nên lưu ý tới sự an toàn trong công việc và đi bằng phương tiện gì để đảm bảo cho cả mẹ và thai nhi.
2. Nếu có thể, các mẹ có thể dđến cơ quan sớm hơn và kết thúc công việc đúng giờ, dành nhiều thời gian rảnh cho buổi tối để đi bộ và nghỉ ngơi nhé.
3. Để có giảm mệt mỏi và buồn ngủ, mẹ bầu nên tranh thủ thời gian rảnh rỗi để nghỉ ngơi bất cứ khi nào có thể.
4. Ngoài ra, để giảm thiểu tình trạng ốm nghén, mẹ bầu cũng có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để được bổ sung thêm vitamin B6.
5. Các mẹ bầu cũng nên chú ý các bài tập để tăng cường sức khỏe cho cả mình và bé yêu. Tuy nhiên, các mẹ cũng nên lưu ý, đó đều phải là những bài tập nhẹ nhàng và không gây ảnh hưởng đến thai nhi đâu nhé, đặc biệt là trong 12 tuần đầu.
6. Dù tưởng là chuyện đơn giản, nhưng mẹ bầu cũng đừng quên đánh răng. Việc vệ sinh răng lại càng quan trọng hơn bao giờ hết miệng nhất là trong thời gian mang thai. Các mẹ cũng hãy nhớ làm sạch răng bằng chỉ nha khoa mỗi ngày, đi bác sĩ nha khoa ít nhất một lần khi mang thai, và dành thời gian chăm sóc răng miệng của mình nữa nhé.
Dấu hiệu mang thai thể hiện trên khuôn mặt chị em phụ nữ (Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Dựa vào những sự thay đổi trên khuôn mặt chị em phụ nữ là bạn có thể nhận biết các dấu hiệu đang mang thai. |
Cách hạn chế ợ nóng khi mang thai (Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Loại bỏ chứng ợ nóng khi mang thai với những bước sau. |