Thai nhi tuần thứ 30 như thế nào?

12:00, Thứ tư 13/07/2016

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Đã bắt đầu đến giai đoạn cá tam kỳ thứ 3, mẹ bầu có biết thai nhi của mình như thế nào ở tuần thứ 30?

Thai nhi đến tuần thứ 30 như thế nào?

Bé ngọ nguậy nhiều hơn, bé đã biết đầu biết mở mắt và tìm đến nơi có ánh sáng. Nhưng đến tuần thứ 30, bé yêu còn cho mẹ bầu phải ngỡ ngàng vì những sự thay đổi nào nữa?

Sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 30 của thai kỳ

Hình dáng và kích thước của thai nhi:

Đến tuần thứ 30, thai nhi nặng khoảng 1,3kg và dài chưa đầy 40 cm. Bé sẽ tăng khoảng 250g/1 tuần từ đây cho đến tuần thứ 35, nên các mẹ cũng đừng nghĩ rằng bé đang “chậm phát triển” đâu nhé.

Bé liên tục hoạt động:

Thai nhi ở tuần 30 thường rất hay liếm, nuốt, cử động tay xung quanh, nhăn mặt và nhíu mày. Thậm chí bé còn quay đầu từ bên này sang bên nọ và mở mắt, nhắm mắt.

Giờ đây, bé bắt đầu tự xoay xở trong bụng mẹ. Các đầu dây thần kinh của bạn nhận biết mọi chuyển động của bé, vì vậy bạn cảm nhận rất rõ có một cơ thể bé nhỏ bên trong cơ thể mình.

Phân bổ thời gian chơi và ngủ:

Mô tả ảnh.
Thai như được phát triển như thế nào ở tuần thứ 30?

Giờ đây, bé bắt đầu có những khoảng thời gian nghỉ ngơi và hoạt động khác nhau, theo một nhịp độ tương tự ngày này qua ngày khác. Một số chị em nói khi họ vào giường chuẩn bị ngủ thì bé bắt đầu ngọ ngoạy lung tung. Nhưng có thể vì lúc đó các mẹ không bận bịu với mọi việc nữa nên có thể nhận biết rõ hơn các vận động của bé.

Sự hình thành lớp da đầu tiên:

Da của bé giờ đây bớt trong hơn và đã trông giống da của một em bé sơ sinh. Lớp mỡ dưới da bắt đầu hình thành và tạo thành các nếp.

Hệ xương:

Trong tuần thứ 30 này, xương của bé chắc hơn và chứa nhiều canxi hơn. Điều này có nghĩa chế độ ăn của bạn ở giai đoạn này rất quan trọng.

Mẹ bầu cũng nên chú ý chế độ ăn uống của mình và hãy đảm bảo bạn ăn một lượng thực phẩm giàu can-xi nhiều hơn 3-4 lần so với một người bình thường: sữa, pho-mát, sữa chua, hạt hạnh nhân, các loại cá có thể ăn cả xương, rau lá xanh. Nếu cơ thể bạn không hấp thụ sữa bò thì hãy chọn các loại sữa đậu nành có bổ sung can-xi cho các bé yêu nhé.

Thị lực của thai nhi:

Trong tuần thứ 30, thị lực của con tiếp tục phát triển. Nhưng bé vẫn sẽ ngủ rất nhiều, ngay cả sau khi sinh. Khi mở mắt, bé sẽ phản ứng lại với sự thay đổi của ánh sáng nhưng chỉ đạt được 1/20 thị lực đồng nghĩa với việc bé chỉ thấy được những thứ cách mặt mình khoảng 10cm mà thôi.

Tuần thứ 30, cơ thể mẹ bầu thay đổi như thế nào?

+ Cơ thể mẹ trở nên mệt mỏi hơn:

Các mẹ có thể cảm thấy khá mệt mỏi trong tuần này, đặc biệt khi mẹ cảm thấy khó khăn để có một giấc ngủ sâu. Mẹ cũng thấy mình vụng về hơn thường ngày. Điều này là hoàn toàn bình thường khi giờ đây, mẹ không chỉ mập hơn mà trọng lượng còn dồn ở bụng khiến trọng tâm cơ thể thay đổi.

+ Dễ mất thăng bằng và chân bị phù:

Ngoài ra, do sự thay đổi của hoóc-môn, các dây chằng và các khớp xương lỏng lẻo hơn khiến mẹ dễ dàng mất thăng bằng. Việc các dây chằng giãn ra cùng với sự tích nước cũng khiến chân phù lên trông thấy, vì thế, một đôi giày cỡ rộng sẽ khiến mẹ phần nào thấy thoải mái hơn.

+ Tâm trạng thất thường:

Trong giai đoạn này, những triệu chứng khó chịu kết hợp với sự thay đổi hoóc-môn có thể khiến những cảm xúc khó kiểm soát lại quấy rầy các mẹ bầu. Những lo lắng ban đầu như không biết mình sẽ chuyển dạ thế nào hay liệu mình có thể trở thành một người mẹ tốt hay không…. khiến mẹ phải suy nghĩ rất nhiều. Nếu mẹ cảm thấy quá mệt mỏi với những cảm giác chán nản, ủ rũ, cáu kỉnh…

Nếu có những hiện tượng bị trầm cảm khi mang thai thì mẹ bầu cần phải đến gặp các bác sĩ để được tư vấn, nếu không bệnh sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn.

+ Bụng và ngực ngày càng lớn hơn:

Càng ngày các mẹ sẽ càng khó nhìn thấy đầu gối hơn, và rốn có thể đã lồi ra. Ngực và phần đầu của bụng không còn cách nhau bao nhiêu. Bây giờ có lẽ bạn sẽ thấy thoải mái hơn nếu thường xuyên mặc áo ngực, bởi vì bầu vú ngày càng to và nặng hơn. Một số chị em thậm chí còn thấy cần mặc áo ngực khi ngủ.

+ Hãy cẩn thận với những vết mẩn đỏ:

Trong giai đoạn mang thai, các mẹ bầu nên để ý xem có các nốt mẩn đỏ dưới ngực hay không; mồ hôi sẽ làm các nốt ban này nổi nhiều hơn. Bạn có thể tắm mát, bôi một lớp mỏng phấn rôm để tránh bị nấm.

+ Bị xì hơi khi ngồi:

Đôi khi các mẹ thấy mình “xì hơi” khi ngồi xuống– là do cơ thể tự xả hơi để giảm trọng lượng đè lên đôi chân. Hãy tránh những chỗ đông người, và hãy tập đi lại thong thả. Hãy tìm cách nghỉ ngơi và thư giãn trong ngày.

+ Tăng cân:

Cơ thể của mẹ sẽ tăng cân cùng với sự phát triển của bé. Trong những tuần này, một số chị em tăng nửa kg mỗi tuần. Tình trạng cơ thể giữ nước là một trong những nguyên nhân làm tăng cân, nhưng hãy chú ý xem bạn có tăng cân nhanh và đột ngột, hoặc có nhiều cơn đau đầu nặng hay không. Nếu có những triệu chứng bất thường thì các mẹ nên đến khám và trực tiếp hỏi bác sĩ nếu bạn có những dấu hiệu bất thường trong cơ thể.

Thai nhi tuần thứ 29 như thế nào?
Thai nhi tuần thứ 29 như thế nào?
(Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Thai nhi ở tuần thứ 29 đã trở thành một em bé với mọi chức năng đều hoàn thiện. Liệu đến tuần thứ 29 này, bé có những thay đổi như thế nào?
Thai nhi tuần thứ 24 như thế nào?
Thai nhi tuần thứ 24 như thế nào?
(Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Đến tuần thứ 24 trông như thế nào là câu hỏi của rất nhiều mẹ bầu. Chúng ta hãy cùng giải đáp thắc mắc của các mẹ bầu nhé.
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link