Nhiều trường hợp bị đột quỵ do tắm
Câu chuyện một người đàn ông giấu tên, tạm gọi là X ở Trung Quốc. Theo đó, vì mùa hè oi bức khó chịu nên ông X cởi trần. Tuy nhiên, do vẫn thấy khó chịu nên người này đã lấy xô nước lạnh dội lên đầu.
Lúc này, cảm giác mát rượi ập tới nhưng chưa được bao lâu, người này bắt đầu cảm thấy tức ngực. Vài giờ sau đó, ông X thấy tình hình của mình có vẻ chuyển nặng khi cơn đau ngực tăng mức độ. Do đó, ông X vội vàng tới bệnh viện.
Bác sĩ nói rằng ông bị nhồi máu cơ tim vùng rộng. Mặc dù đã được can thiệp và mở nhánh trước khi mạch máu tắc nghẽn nhưng sức khỏe ông X vẫn rất yếu. Trong khi trước đó ông X vẫn được người nhà và hàng xóm nhận xét là ‘sức khỏe tốt đến mức có thể hạ gục một con cọp’.
Nhiều người nghĩ ông X đã 52 tuổi rồi mới có thể bị như vậy thì sai rồi nhé. Một trường hợp tương tự đã xảy ra với nam thanh niên trẻ ở Dương Châu. Cậu thanh niên bị đột t.ử khi đang tắm nước lạnh vào mùa hè. Thời điểm nhân viên cấp cứu tới hiện trường, nam thanh niên này đã không còn hơi thở.
Tắm nước lạnh: Sai lầm khi tắm mùa hè gây nguy hiểm của nhiều người
Bác sĩ Xiao Yimin (GĐ Phẫu thuật tim người lớn – Bệnh viện tim mạch Yuanda Thượng Hải, trung Quốc) cho biết: Ông đã tham gia chẩn đoán và điều trị rất nhiều ca tim mạch trong suốt 20 năm qua. Từ đó, ông nhận ra rằng có rất nhiều người cả già lẫn trẻ dễ bị đột quỵ vào mùa hè vì tắm nước lạnh.
Nguyên nhân là do tim bị sự kích thích của nhiệt độ. Mà cảm biến trên da lại vô cùng nhạy cảm. Chỉ cần não bộ nhận được thông tin nóng hay lạnh thì nó sẽ thấy nóng hoặc lạnh ngay. Lúc này, mạch máu bị co lại một cách tự nhiên.
Đồng thời, cơ thể xảy ra một loạt phản ứng như nhịp tim nhanh, huyết áp tăng, co cơ, căng thẳng thần kinh… rất có hại cho tim. Nó có thể gây ra những cơn đau thắt ngực thậm chí là nhồi máu cơ tim cấp tính, đột t,ử.
Nhất là khi cơ thể chúng ta ra nhiều mồ hôi lại gặp phải kích thích từ nước lạnh đột ngột sẽ khiến tim mạch co lại. Đồng thời, lượng máu cung cấp cho cơ thể bị giảm nhanh và gây nên nhồi máu cơ tim. Mỗi năm, tại các bệnh viện đều tiếp nhận không ít trường hợp bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim do tắm nước lạnh.
Không chỉ tắm nước lạnh, tắm nước nóng cũng có thể gây đột t.ử
Anh Y sau khi tan sở có đi tập thể dục. Sau đó, anh tắm rửa rồi đi ngủ. Đây là lịch trình cố định của nam thanh niên 27 tuổi này. Tuy nhiên, ngày hôm nay anh Y được các thành viên khác tìm thấy trong phòng tắm. Khi đó, anh đã bất tỉnh, bác sĩ bảo anh đã mất vì nhồi máu cơ tim.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc ngâm mình trong nước ngấm trên 10 phút có thể gây hưng phấn thần kinh giao cảm, khiến tim đập nhanh hơn, huyết áp tăng. Từ đó làm tăng gánh nặng cho tim, dễ dẫn tới ngất xỉu và nhồi máu cơ tim sau khi tắm.
Nguyên nhân là do nhiệt độ nước cao, không khí lưu thông trong phòng tắm không tốt. Lúc này, sẽ khiến não dễ bị thiếu oxy và gây sốc. Những người lớn tuổi, người thể lực kéo, bị cao huyết áp, tim mạch, mất ngủ hoặc mệt mỏi quá độ, uống nhiều nước nóng, tắm lúc đói rất dễ bị sốc dẫn tới đột quỵ. Hơn nữa, trong môi trường kín như phòng tắm dễ gây giãn mạch và sinh ra các bệnh như cao huyết áp, tim mạch, mạch máu não.
Tắm ngay sau khi ăn cũng gây hại sức khỏe
Thật không may nếu bạn có thói quen tắm ngay sau khi ăn. Tắm sau khi ăn ngăn cản việc tiêu hóa và làm mất cân bằng bên trong cơ thể, vì máu ở khu vực dạ dày cần cho quá trình tiêu hóa - bắt đầu lưu thông đến các bộ phận khác của cơ thể.
Sau khi ăn thức ăn, máu được lưu thông tập trung đến dạ dày để tiêu hóa thức ăn. Đây được gọi là sự phân phối lại máu. Đó là lý do bạn cảm thấy buồn ngủ sau khi ăn, bởi vì ngay cả một phần của tuần hoàn não cũng được phân phối đến đường ruột.
Việc tắm làm cho nhiệt độ cơ thể hạ thấp xuống. Vì vậy, nếu tắm sau khi ăn, nhiệt độ cơ thể bắt đầu hạ thấp khiến cho cơ thể cần phải hoạt động nhiều hơn để duy trì nhiệt độ.
Khi đó, máu từ đường ruột lại phải lưu thông đến các bộ phận khác của cơ thể như da và mô dưới da để duy trì nhiệt độ cơ thể. Hậu quả là quá trình tiêu hóa bị đình lại, việc tiêu hóa bị trì hoãn chậm lại, theo Times Of India.
Để bảo vệ bản thân, phòng đột quỵ khi tắm, mọi người cần chú ý 4 điều ‘khắc cốt ghi tâm’ sau:
+ Nhiệt độ và thời gian tắm:
Nhiệt độ thích hợp cho nước tắm là từ 37 – 41 độ. Đây là mức nhiệt độ gần với nhiệt độ của cơ thể, do đó sẽ dễ điều chỉnh và thích nghi hơn. Thời gian tắm nên gói gọn trong vòng nửa tiếng. Với bệnh nhân tim mạch, người già, trẻ nhỏ không được tắm quá 20 phút. Đặc biệt, bất kể bạn khỏe hay bệnh thì cũng không được tắm lúc đang đói hoặc lúc mới ăn no xong.
+ Thứ tự tắm:
Khi tắm, bạn cần rửa mặt sạch sẽ trước để tránh bụi bẩn xâm nhập vào lỗ chân lông gây bít tắc. Sau đó bắt đầu tắm rửa từ chân tay đến bụng tim rồi cuối cùng mới tới đầu. Không nên đan xen kẽ nước nóng với nước lạnh mầ nhớ duy trì một mức nhiệt.
+ Chú ý tới tình trạng thể chất của bản thân:
Bạn chỉ nên tắm rửa khi cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh, nếu bị ốm đau, chóng mặt thì tốt nhất không tắm.
+ Thời tiết và thông gió:
Bạn không nên tắm ở nơi có áp suất không khí thấp. Sau khi tắm xong bạn nên mở cửa thông gió 20 phút rồi người tiếp theo hãy vào