Theo PGS Quang dấu hiệu ung thư thanh quản rất đặc trưng không giống các bệnh ung thư khác dấu hiệu cảnh báo ung thư thanh quản sớm duy nhất đó là "khàn tiếng". "Nếu một người khàn tiếng 5 đến 7 ngày không có dấu hiệu đỡ cần đi kiểm tra ngay vùng thanh quản nhất là người có tiền sử hút thuốc lá và uống rượu" – PGS Quang nhấn mạnh.
Với ung thư thanh quản, các dấu hiệu khác như gây khó thở hoặc thở có tiếng ồn, ho, cảm giác có cục ở cổ họng có thể là những dấu hiệu báo động của ung thư thanh quản đã ở giai đoạn trễ hơn.
Khi khối u phát triển, nó có thể gây đau, giảm cân, khó thở và hay bị nghẹn thức ăn. Trong một số trường hợp, khối u ở thanh quản có thể gây khó nuốt.
Việc sàng lọc ung thư thanh quản cũng rất đơn giản, bệnh nhân chỉ cần được bác sĩ soi thanh quản. Nếu bác sĩ phát hiện ra những vùng bất thường, bệnh nhân cần phải được sinh thiết. Sinh thiết là cách duy nhất chắc chắn để khẳng định ung thư.
Tránh xa thuốc lá, dưa muối khú, cá mắm
PGS Quang cho biết nguyên nhân gây ung thư thanh quản hiện nay vẫn chưa rõ ràng mà người ta mới chỉ đưa ra các yếu tố liên quan trong đó có ăn uống, dinh dưỡng, hút thuốc lá, uống rượu. Tuy nhiên với phụ nữ và trẻ em vẫn có nguy cơ bị ung thư thanh quản vì trường hợp này chưa lý giải được nguyên nhân.
Theo điều tra dịch tễ, Việt Nam nằm trong vùng có tỷ lệ ung thư vòm mũi họng cao nhất thế giới nhất trong đó có vùng Đông Bắc của nước ta.
Đặc điểm về dịch tễ liên quan tới tỷ lệ ung thư đó là ung thư vòm mũi họng, hạ họng, thanh quản. Ung thư tuyến giáp cũng cao nhưng ít gặp hơn và tiên lượng, chữa trị cũng đơn giản hơn vùng tai mũi họng.
Trước đây có một thời gian Việt Nam phối hợp với Pháp làm nghiên cứu nguyên nhân vì sao ung thư vòm vùng Quảng Đông (phía bắc nước ta) cao hơn các vùng khác thì người ta có tìm ra mối liên quan đó là thói quen hay ăn nhiều cá mắm có chất nitrosamin đây là chất có nguy cơ gây ung thư.
Tuy nhiên, PGS Quang cho biết mọi thứ vẫn chỉ là nghi ngờ nghi ngờ vì các chuyên gia đều không đưa ra được bằng chứng.
Ngoài cá mắm, việc ăn nhiều dưa muối, dưa khú có chất nitrosamine làm tăng nguy cơ ung thư vòm nhưng bằng chứng chưa rõ rệt nên nguyên nhân trẻ hoá chưa biết vì sao.
Khi phát hiện ung thư thanh quản sớm, bệnh nhân có thể phẫu thuật bằng laser nội soi bảo tồn được giọng nói và giảm nguy cơ tái phát rất lớn. Còn phát hiện giai đoạn muộn bệnh nhân phải phẫu thuật mở, đặt ống nội khí quản và hoá xạ trị. Với ung thư thanh quản, phát hiện ở giai đoạn sớm thì chỉ cần phẫu thuật triệt căn là xong.
Dấu hiệu ung thư thanh quản
1. Khàn tiếng
Các bác sĩ chuyên khoa cảnh báo: Nếu chứng khản tiếng kéo dài trên 3 tuần, đặc biệt ở độ tuổi >40 cần được xét nghiệm, thăm khám kịp thời. Đây là triệu chứng ung thư thanh quản sớm, thường gặp và đôi khi là duy nhất ở nhiều bệnh nhân.
Khàn tiếng từng lúc, ngày càng tăng về mật độ cùng giọng cảm khô và cứng, đau họng. Khi khối u ngày càng to, người bệnh mau mệt, câu nói ngắn hơn, đôi khi dây thanh bị cố định, thanh môn bị hẹp thì tiếng nói trở nên khàn đặc, mất hết âm sắc, nghe khó hiểu và đôi khi mất tiếng. Trong trường hợp này, dùng các thuốc điều trị viêm thanh quản đều không thấy chuyển biến tích cực.
2. Ho
Ho là biểu biểu hiện của nhiều bệnh về đường hô hấp như: viêm họng, viêm amidan,… nhưng cũng là dấu hiệu thường gặp khi mắc bệnh ung thư thanh quản nên cẩn trọng. Khi mắc bệnh này, chứng ho kín đáo hơn và mang tính chất kích thích, đôi khi có từng cơn ho kiểu co thắt.
Ở giai đoạn muộn bệnh nhân còn thấy nuốt khó, sặc thức ăn, xuất tiết vào đường thở thì gây nên những cơn ho sặc sụa.
3. Khó thở
Biểu hiện khó thở có thể xuất hiện sớm hoặc cùng lúc với khàn tiếng. Kích thước khối u ngày càng tăng thì khẩu kính của thanh môn ngày càng hẹp. Lúc đầu khó thở chỉ xuất hiện khi gắng sức (lên cầu thang, mang vật nặng…), nhưng về sau chúng biểu hiện rõ rệt và thường xuyên hơn.