Thầy phong thủy nhắc: "Trồng cây lưỡi hổ đừng phạm 5 điều này kẻo tiền bạc đội nón ra đi"

12:00, Thứ bảy 13/07/2024

( PHUNUTODAY ) - Đây là một số mẹo phong thủy cần kiêng kỵ khi trồng cây lưỡi hổ. Tuy vậy, không phải ai cũng biết rõ.

Trong số các loại cây cảnh, lưỡi hổ khá được ưa chuộng tại các đô thị lớn vì cần ít đất để sinh trưởng và dễ chăm sóc. Tuy nhiên, khi trồng cây lưỡi hổ, cần tránh phạm phải những điều dưới đây.

Cây lưỡi hổ là loại cây cảnh mang ý nghĩa phong thủy tốt lành. Tuy nhiên, nếu cây phong thủy bị chết hoặc phát triển èo uột sẽ là điều đại kỵ. Do đó, để lưỡi hổ phát triển tốt, cần tránh những điều sau:

Đất trồng

Lưỡi hổ là loại cây cảnh dễ trồng nhưng cần thoát nước tốt và không được để rễ bị nén chặt. Do đó, trồng lưỡi hổ trên đất sét, đất thịt dễ khiến cây chết.

Nên trồng lưỡi hổ trên đất tơi xốp pha cát hoặc pha mùn, xơ dừa, mạt cưa để đảm bảo thoát nước tốt. Hàng năm, bạn nên thay đất cho chậu cây lưỡi hổ, khi thay chậu cần chọn loại đất có thêm 1/3 cát to và chú ý đến việc thoát nước cho chậu cảnh để cây không bị úng.

Lưỡi hổ là loại cây cảnh dễ trồng nhưng cần thoát nước tốt và không được để rễ bị nén chặt.

Lưỡi hổ là loại cây cảnh dễ trồng nhưng cần thoát nước tốt và không được để rễ bị nén chặt.

Ánh sáng

Lưỡi hổ là cây phát triển đa dạng trong môi trường ánh sáng, có thể sống ngoài trời và trong nhà. Tuy nhiên, những giống lưỡi hổ lai tạo mới như lưỡi hổ đột biến, lưỡi hổ lùn không chịu được nắng gắt, do đó cần chú ý đến ánh sáng và nắng cho chúng. Những cây này nên được đặt ở nơi có ánh sáng tán xạ, tránh nắng trực tiếp để không làm chết cây.

Tưới nước

Đừng vì yêu thích mà ngày nào cũng tưới nước cho cây lưỡi hổ. Cây lưỡi hổ thuộc giống cây mọng nước nên không cần tưới nhiều. Tưới thường xuyên sẽ khiến cây chết và vàng lá. Hãy đợi đất khô rồi mới tưới cho chậu lưỡi hổ. Trung bình, tưới 1 lần/tuần là đủ cho loại cây này.

Tránh điều hòa hoặc nơi nhiệt độ thấp

Khi trồng cây lưỡi hổ trong nhà, cần tránh ánh nắng trực tiếp từ điều hòa hoặc nơi có nhiệt độ thấp. Nếu cây bị chiếu lạnh quá, hãy di chuyển để giữ ấm cho cây.

Khi trồng cây lưỡi hổ trong nhà, cần tránh ánh nắng trực tiếp từ điều hòa hoặc nơi có nhiệt độ thấp.

Khi trồng cây lưỡi hổ trong nhà, cần tránh ánh nắng trực tiếp từ điều hòa hoặc nơi có nhiệt độ thấp.

Không thích bón nhiều dinh dưỡng

Lưỡi hổ là loại cây không chịu được sự thừa nước và nhiệt độ thấp. Vì vậy, không nên tưới nước thường xuyên.Cây lưỡi hổ không thích dinh dưỡng như việc bón nhiều đạm, chúng sẽ vàng lá và thối lá. Thông thường bạn chỉ cần thỉnh thoảng tưới chút nước gạo ủ chua hoặc nước ngâm đậu nành.

Lưu ý:

Lưỡi hổ là cây cảnh ít khi ra hoa nên được cho là điềm báo may mắn. Tuy nhiên, hoa lưỡi hổ không thực sự đẹp và có thể gây nhựa rơi lên lá. Vì vậy, khi lưỡi hổ ra hoa, bạn nên dùng khăn giấy thấm dịch để tránh làm xấu lá.

Cây lưỡi hổ là dạng cây phong thủy tốt lành, giúp gia chủ phát tài hưng thịnh, xua đuổi tà khí và làm trong không gian sống. Tuy nhiên, nếu cây lưỡi hổ phong thủy mà bị vàng lá hay chết, có thể gây phạm đại kỵ phong thủy. Vì vậy, hãy chú ý chăm sóc cho chúng đúng cách.

Cây lưỡi hổ khác với một số cây cảnh khác, khi bạn quá chăm chút vào chúng, hay tưới nước và bón phân nhiều, chúng càng khó phát triển. Lưỡi hổ thích sự khô cằn một chút để tạo sự cứng cáp mạnh mẽ của loài cây này. Trồng lưỡi hổ trong nhà rất thích hợp để trang trí làm việc, phòng khách, phòng ngủ, ban công, cửa sổ.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Quỳnh Trang