Ở Cổ Dũng (Kim Thành, Hải Dương), người dân bắt chuột quanh năm nhưng đến mùa gặt lúa, đất bắt đầu nứt nẻ, những cánh đồng trơ gốc rạ cũng là lúc vào mùa săn, bắt chuột.
Một nhóm thanh niên đang bắt chuột đồng. |
Dụng cụ của người săn, bắt chuột khá đơn giản, một cái thuổng, vài cái đơm, thùng đựng nước và cuốc. Cách bắt chuột đơn giản nhất là tìm hang chuột và phá hang, khi chuột thấy động chạy ra khỏi hang, người thợ chỉ cần nhanh tay là bắt được. Cách làm này thường dùng cho các thợ trẻ, ít kinh nghiệm.
Không khó để bắt được chuột đồng. |
Hun khói và đổ nước lại là cách hiệu quả nhất để bắt được chuột. Sau khi xác định được hang chính của chuột thợ săn chuột sẽ tìm các hang phụ vít lại chỉ còn để một lỗ để đặt bẫy. Khi hun khói ở cửa hang chính, chuột bị ngạt thở sẽ tìm cách chui ra các ngách. Sẵn thấy một lối thoát, các loại chuột to, chuột nhỏ đều chui vào đơm đã đặt sẵn.
Thành quả sau mỗi chuyến đi "săn". |
Nghề bắt chuột thường bắt đầu từ sáng sớm và kết thúc vào buổi chiều tối. Những người bắt chuột có kinh nghiệm lâu năm chỉ cần nhìn vết chân chuột là biết lối chuột đi và số lượng đàn.
Hầu hết trẻ em nơi đây đều biết bắt chuột đồng. |
Không ai còn nhớ nghề săn, bắt chuột ở đây được hình thành từ bao giờ. Chỉ biết từ lâu nó đã trở thành "nghề kiếm cơm" của nhiều người dân trong xã.
Chợ chuột đồng ở Hải Dương. |
Ban đầu, người dân săn, bắt chuột chỉ với mục đích bảo vệ mùa màng. Sau đó, nhờ biết cách chế biến, thịt chuột đã trở thành món ăn phổ biến và ưa thích của nhiều người.
Chuột sống được nhốt trong lồng để người mua thoải mái lựa chọn. |
Thời gian đầu, chợ chỉ có vài gia đình bắt được nhiều chuột đem bán, sau đó đông dần. Gọi là “chợ chuột” nhưng thực ra chỉ có một nhóm người bán chuột thành một dãy tại chợ của xã.
Chuột được làm thịt ngay tại chợ. |
Chợ bắt đầu họp từ 3-4 giờ chiều và kết thúc khi trời sẩm tối. Chợ họp đông nhất từ tháng 9 đến tháng 11 âm lịch. Thời điểm này cũng là lúc bắt được nhiều chuột, con nào, con nấy béo ú, no tròn, thịt mềm và ngọt.
Làm thịt chuột đồng cũng khá cầu kỳ, trải qua nhiều công đoạn đòi hỏi sự tỉ mỉ, chú tâm của người làm. |
Tuy nhiên, gần đây, chợ chuột không còn tấp nập và đông đúc như vài năm trước. Số lượng người bán thịt chuột cũng thưa dần. Trên những cánh đồng trong xã cũng khó tìm được chuột để bắt, những thợ bắt chuột phải lặn lội sang tận khu đồng ở Nam Sách, Thanh Hà, Gia Lộc, có khi xuống tận Hải Phòng mới bắt được chuột để bán.
Thịt chuột vàng ruộm. |
Thông thường, những thợ chuột đi bắt từ sáng sớm và đến 12 giờ trưa, muộn nhất là 3 giờ chiều đem chuột về để sơ chế chuẩn bị đem ra chợ bán. Chuột sau khi được thui bằng rơm có màu vàng ruộm.
Món ăn từ thịt chuột. |
Chuột đồng có thể chế biến thành nhiều món như thịt chuột hấp, chuột xào xả ớt, chuột luộc… nhưng ngon và dễ chế biến là món thịt chuột nấu giả cầy.
Món ăn từ thịt chuột. |
Những miếng thịt chuột được chặt thành từng khúc nhỏ, ướp riềng, mẻ, mắm tôm. Miếng thịt chuột sau khi được chế biến săn chắc, béo ngậy tạo nên một hương vị hấp dẫn riêng.
Món ăn từ thịt chuột. |
Chuột mới sinh hay chuột bao tử trở thành món ngâm rượu của nhiều người. Hiện nay, trung bình mỗi ngày chợ chuột Cổ Dũng tiêu thụ khoảng 20-30 kg thịt chuột. Với giá bán khoảng 50-60 nghìn đồng/ kg, người dân ở đây mỗi năm thu được hàng trăm triệu đồng từ bán thịt chuột.
Không chỉ ở Hải Dương mà ngay tại hai xãCanh Nậu và Dị Nậu (Thạch Thất, Hà Nội), thịt chuột là món khoái khẩu, chỉ dành cho những gia đình nào "có điều kiện". Thậm chí, người dân nơi đây còn dùng thịt chuột để chứng tỏ "đẳng cấp" trong các đám cưới hỏi. Bởi với họ: "Cỗ sang thì phải có thịt chuột. Dân sành nhậu phải khao nhau thịt chuột mới vui".
Mục sở thị cảnh người Dao đỏ săn Ếch đại gia Ếch đại gia sống ở thẳm sâu nơi đại ngàn thâm u và ẩm ướt là một trong những thực phẩm giới "lắm tiền nhiều của" săn lùng để cải thiện bản lĩnh phòng the. |