Thi Đại Học và thi THPT Quốc Gia 2017: 4 Bí quyết giúp bạn 100% thành công trong môn Địa Lý

( PHUNUTODAY ) - Trong kỳ thi đại học và thi THPT Quốc Gia 2017 sắp tới, các môn thi trắc nghiệm đã chiếm đa số trong các bài thi, vậy đâu là bí quyết để giúp các bạn trở thành những cao thủ thi môn trắc nghiệm?

Thi Đại Học và thi THPT Quốc Gia 2017: 4 Bí quyết giúp bạn 100% thành công trong môn Địa Lý

Để có thể giúp bạn tìm hiểu được những bí quyết giúp các sĩ tử có thể vượt vũ môn thành công thì 5 bí quyết dưới đây sẽ giúp ích được nhiều cho các bạn nhé!

Thi Đại Học và thi THPT Quốc Gia 2017: 4 Bí quyết giúp bạn 100% thành công trong môn Địa

1.Hãy tập trung nắm chắc kiến thức cơ bản, ghi nhớ đặc trưng của các vùng miền

Theo thông báo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, kiến thức được áp dụng tại kỳ thi THPT 2017 chỉ giới hạn trong chương trình lớp 12 nên học sinh cần chú ý ôn tập đầy đủ các kiến thức, kỹ năng của từng chương, từng bài trong chương trình sách giáo khoa.

Riêng với môn Địa lý, bên cạnh kiến thức cơ bản có trong sách giáo khoa, mỗi thí sinh cần phải thu nhập kiến thức mỗi ngày và ôn luyện thường xuyên. Các thí sinh cần phải ghi nhớ đặc điểm riêng biệt của từng vùng, miền để tránh sự nhầm lẫn khi chọn đáp án trắc nghiệm.

2. Biết đọc và phân tích Atlat

Theo các học sinh THPT nhìn nhận và đánh giá chung, môn Địa lí 12 là một trong những môn nếu hiểu được Atlat là làm được tốt bài. Chính vì thế Atlat có vai trò hết sức quan trọng. Đây cũng là tài liệu được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép thí sinh mang vào và sử dụng trong phòng thi.

5.4-bi-quyet-giup-ban-co-ket-qua-cao-o-mon-dia-trong-ky-thi-dai-hoc-2017-2-phunutoday.vn

 

Tuy nhiên, thí sinh cũng không được quá ngộ nhận Atlat là loại tài liệu thay thế cho bất kì nguồn tài liệu địa lý khác. Atlat chỉ có hiệu quả đối với những học sinh có kiến thức và kĩ năng sử dụng nó. Vì thế, các bạn cần nắm chắc kỹ năng phân tích tài liệu đặc biệt này cụ thể là dựa vào Atlat để hiểu các hiệu chung về khoáng sản, nông nghiệp, công nghiệp, lâm ngư nghiệp… Từ đó, mỗi thí sinh mới có thể dễ dàng phân tích đặc điểm của từng vùng miền với những đặc trưng riêng biệt.

Chính vì vậy, việc rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ, đọc Atlat thường xuyên sẽ giúp các thí sinh khai thác hiệu quả những nội dung do Atlat truyền tải một cách triệt để.

3. Rèn luyện kỹ năng nhận biết và vẽ biểu đồ

Với môn thi Địa lý, câu hỏi về biểu đồ vô cùng quan trọng. Nếu thí sinh thờ ơ với câu hỏi về biểu đồ, làm sai lệch thì hiển nhiên khả năng đậu trong kỳ thi tuyển sinh sẽ rất thấp.

Đặc biệt trong đề thi Địa lý năm nay sẽ có phần trắc nghiệm kỹ năng phân tích bảng số liệu, vẽ biểu đồ nên thí sinh cần nghiêm túc chú trọng vấn đề này. Đối với các dạng biểu đồ, chúng ta cần nắm các cụm từ khóa, lời dẫn của từng dạng để khi đọc câu hỏi lên có cụm từ nào thì ta có thể nhận biết ngay dạng biểu đồ đó. Mà để có được kỹ năng đó, mỗi thí sinh cần rèn luyện nhiều về kỹ năng phân tích câu hỏi, nhận biết và vẽ biểu đồ thông qua các cụm từ khóa, lời dẫn nhận biết để xác định loại hình biểu đồ một cách chính xác.

4. Ôn tập theo chủ đề

Cũng cần tránh ngộ nhận sai lầm rằng trắc nghiệm chỉ kiểm tra được khả năng nhớ chi tiết mà không kiểm tra được các kỹ năng tư duy bậc cao. Vì vậy, để chuẩn bị tốt cho kỳ thi trắc nghiệm phải biết học đúng cách, học bao quát để nắm chắc toàn bộ nội dung chuẩn kiến thức, kỹ năng chương trình chứ không phải là nhồi nhét vào đầu thật nhiều chi tiết rời rạc.

5.4-bi-quyet-giup-ban-co-ket-qua-cao-o-mon-dia-trong-ky-thi-dai-hoc-2017-1-phunutoday.vn

 

Mục đích của việc ôn tập là hệ thống, củng cố, hoàn thiện kiến thức, kỹ năng nên các thí sinh cần ôn tập theo các chủ đề như tự nhiên VN, dân cư xã hội, các ngành kinh tế và các vùng kinh tế. TS nên lập các biểu bảng tổng kết ngắn gọn để dễ ôn tập, nắm vững các nội dung cốt lõi cũng như các vấn đề cần giải quyết của mỗi chủ đề. Cũng nên dành thời gian đọc đi đọc lại các nội dung tài liệu, đánh dấu các nội dung cơ bản, số liệu cần chú ý sau đó thử trình bày, viết lại các vấn đề đó ra giấy rồi so sánh với tài liệu để xem mình nhớ được những gì, cái gì chưa nhớ. Đánh dấu lại phần chưa nhớ để ôn lại.

Lời khuyên cho các thí sinh là các bạn nên trình bày các nội dung ôn tập dưới dạng bản đồ tư duy (mindmap) cô đọng nhưng chứa đựng đủ các kiến thức cốt lõi cần ôn tập. Dán bản đồ tư duy ở chỗ dễ quan sát nhất của góc học tập để người học có nhiều cơ hội “chụp ảnh” và lưu nó trong trí nhớ của mình.

Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp ích được nhiều cho các bạn nhé! Chúc các sĩ tử sẽ có một kỳ thi may mắn, thành công! 

Theo:  khoevadep.com.vn