Uống quá nhiều rượu bia
Rượu bia không tốt cho gan. |
Rượu bia không tốt cho gan. Có lẽ đã có nhiều tài liệu nói về vấn đề này. Rượu khi vào cơ thể thông qua quá trình trao đổi chất chủ yếu được thực hiện ở gan được bài tiết qua hơi thở, phổi, tuyến mồ hôi, lượng còn lại cùng với ethanol trong gan hình thành dehydrogenase, chất này rất có hại cho tế bào gan, người bình thường thông qua quá trình chuyển hóa của aldehyde dehydrogenase thành axit acetic sinh ra nhiệt lượng.
Uống thuốc tùy tiện
Thuốc có ảnh hưởng nhất định dến các mô và các cơ quan của cơ thể. Thuốc sau khi vào cơ thể đa số được chuyển hóa qua gan. Với người có vi rút viêm gan B, gan sẽ yếu hơn do ảnh hưởng của vi rút. Khi sử dụng thuốc, gánh nặng của gan sẽ gia tăng do gan là cơ quan trao đổi chất và đóng vài trò phân hủy biến đổi thuốc. Một số loại thuốc gây tổn hại cho gan vì vậy, cần hết sức thận trọng khi sử dụng.
Trầm cảm, cáu kỉnh
Những căng thẳng, mệt mỏi trong đời sống hàng ngày có ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, trong đó có gan. Khi cơ thể bị căng thẳng, mệt mỏi, áp lực máu tăng cao, lượng máu lưu thông của gan cũng giảm mạnh, không đủ để duy trì hoạt động bình thường. Chính vì thế mà gây hại cho gan không ít.
Ăn thức ăn nhiều dầu mỡ
Nếu thường xuyên ăn các đồ ăn có hàm lượng mỡ cao, khi qua đường ruột hấp thụ vào máu, thông qua hệ thống tuần hoàn được gan hấp thụ và chuyển đổi thành lipoprotein tổng hợp mật độ thấp; người có gan không tốt nếu hấp thụ lượng chất béo cao sẽ tăng gánh nặng cho gan.
Ăn đêm
Khi ăn đêm gan sẽ có ít thời gian nghỉ ngơi hơn, tăng gánh nặng cho gan. |
Khi ăn đêm gan sẽ có ít thời gian nghỉ ngơi hơn, tăng gánh nặng cho gan thậm chí gây rối loạn chức năng gan. Vậy nên người bệnh viêm gan không nên ăn đêm hoặc nên giảm thiểu ăn đêm. Nếu cần bổ sung dinh dưỡng vào buổi tối thì nên chọn các thực phẩm có thành phần đường như như kẹo hay bột mỳ, nhưng không nên ăn quá nhiều. Ngoài ra, người bệnh cũng nên chú ý đến thói quen dinh dưỡng hàng ngày, đặc biệt là thành phần mỡ trong thức ăn, nên lựa chọn thức ăn thanh đạm, ít dầu mỡ, thay thế bổ sung các loại thực phẩm nhiều vitamin như hoa quả tươi.
Thiếu ngủ
Chúng ta đều hiểu rằng, nếu cơ thể được nghỉ ngơi trong trạng thái yên tĩnh, nhu cầu máu của các bộ phận được giảm xuống thì máu được trở lại gan. Như vậy, khi cơ thể chúng ta phải làm việc hay học tập, nhu cầu máu càng ngày càng gia tăng, lượng máu tích lũy trong gan ảnh hưởng đến sự nuôi dưỡng tế bào gan gây giảm khả năng miễn dịch. Với người nhiễm vi rút viêm gan B, tế bào bị hư hại sẽ rất khó phụ hồi và có khả năng nguy hiểm hơn.
Nghiện hút
Như chúng ta đã biết, gan là “công xưởng hóa học” của cơ thể, sự chuyển hóa, hợp thành của các chất mà cơ thể đã hấp thụ đều là nhiệm vụ của gan; gan cũng là cơ quan giải độc lớn nhất của cơ thể, chịu trách nhiệm phân giải các chất có độc mà cơ thể đã hấp thụ. Trong rượu, thuốc lá đều có chất gây tổn hại nhất định đến gan, huống hồ là nếu chúng ta hít ngửi ma túy.
Nhịn tiểu
Đi tiểu ngay khi thức dậy đóng vai trò quan trọng để loại bỏ độc tố tích tụ trong cơ thể suốt đêm. Tuy nhiên nhiều người không coi trọng thói quen này bởi thế nên làm cho các động tố trong cơ thể tích tụ lại và gây hại cho nhiều cơ quan trong cơ thể trong đó có gan và thận.
Bỏ bữa sáng
Một ngày với nhiều hoạt động diễn ra nên bạn cần thiết phải dự trữ một nguồn năng lượng dồi dào. Ăn sáng đều đặn và lành mạnh sẽ giúp bạn có được nguồn năng lượng tốt và bền, có lợi cho việc hỗ trợ lá gan không bị tổn thương
Ăn nhiều muối
Lượng muối đưa vào cơ thể ở mức vừa phải sẽ không là “thách thức” với gan và thận. |
Lượng muối đưa vào cơ thể ở mức vừa phải sẽ không là “thách thức” với gan và thận. Tuy nhiên, đối với những người có thói quen ăn mặn thì hoạt động của gan, đặc biệt là thận, cần hết sức “dè chừng”.95% lượng muối đưa vào cơ thể đều qua gan và thận “xử lý”. Lượng muối quá nhiều sẽ gây trở ngại cho quá trình đào thải các chất cặn bã dư thừa ra khỏi cơ thể, lâu ngày sẽ làm giảm khả năng hoạt động của gan và thận.