Mút ngón tay
Mút ngón cái hay các đồ vật tương tự, giúp trẻ có cảm giác thoải mái. Tuy nhiên, nếu mút ngón liên tục quá 5 tuổi, sẽ gây ra mọc răng không đúng vị trí, gây hô, cắn hở… hệ quả là thẩm mỹ xấu, chức năng nhai ảnh hưởng, khả năng phát âm kém hơn.
Thói quen cắn móng tay, gặm bút, cắn các vật cứng rất có hại vì sẽ làm cho răng trẻ bị mòn, dễ rạn nứt, mẻ, ê, đau răng…
Ngậm ti giả quá nhiều
Nguyên nhân: Ngậm ti giả có thể khiến răng chen chúc, di chuyển xô lệch và hình thành hàm răng khấp khểnh.
Nguyên tắc cơ bản ở đây là nếu có một vật gì đó ở trong khoang miệng hơn 6 tiếng mỗi ngày, dù là núm ti giả hay ngón tay tác động đến các mô mềm thì có thể gây ra những thay đổi vĩnh viễn. Còn nếu ít hơn thì các mô sẽ tự trở lại vị trí ban đầu".
Nên làm gì: Trong nhiều trường hợp, những thay đổi này có thể đảo ngược được. Trẻ nhỏ sẽ bỏ ngậm ti giả khi đến một độ tuổi nào đó, răng miệng sẽ tự điều chỉnh lại vị trí ban đầu. Tuy nhiên, một số trường hợp cần sự can thiệp của các bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt để lắp miếng chặn lưỡi cố định, khiến cho răng sớm quay lại vị trí ban đầu, thường thì vài tuần hoặc vài tháng.
Đẩy lưỡi về phía trước
Đẩy lưỡi là tật trẻ đưa đầu lưỡi ra trước chặn khoảng trống giữa 2 hàm răng và miệng. Cũng giống như mút ngón tay, đẩy lưỡi tác động tiêu cực đến sự phát triển hàm răng, thẩm mỹ, chức năng nhai, chức năng phát âm. Do vậy cha mẹ cần quan sát và hướng dẫn trẻ đặt lưỡi ở đúng vị trí.
Mút môi hoặc cắn môi
Mút môi hoặc cắn môi là tật mút giữ môi dưới hoặc môi trên liên tục. Có thể đơn thuần hoặc kết hợp với các tật khác. Mút môi dưới dễ gây thiểu sản xương hàm dưới, hô răng. Mút môi trên gây chìa xương hàm dưới. Nếu bố mẹ thấy con có tật này cần nhắc nhở trẻ liên tục và khuyến khích trẻ ko làm như thế nữa. Với những trẻ từ 5 tuổi trở lên, nên đưa trẻ đến nha sĩ để cho trẻ đeo hàm ngăn chặn.
Thở bằng miệng
Thở miệng có thể gây hẹp cung hàm, viêm A, sức đề kháng kém. Khi trẻ thường xuyên thở bằng miệng, lưỡi sẽ đi theo hàm dưới (lưỡi là khí cụ chỉnh nha tự nhiên làm long rộng hàm trên thụ động) khi đó hai phần cơ ở má bóp vào gây hẹp cung hàm trên. Hệ thống xương mặt phát triển không cân đối, dễ làm rối loạn các khớp cắn.
Nếu thấy trẻ hay thở bằng miệng khi ngủ, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sỹ để được hướng dẫn điều trị.
Ở nhà, bố mẹ nên thường xuyên để ý đẩy miệng trẻ kín lại khi ngủ. Khi trẻ thức, cho trẻ luyện thở mũi, luyện cơ môi, luyện vị trí đặt lưỡi, luyện cách nuốt đúng.