Thực đơn dành cho người bị ung thư

( PHUNUTODAY ) - Để giúp người ung thư có một chế độ ăn uống hợp lý cũng như tăng cường sức đề kháng cho người bị ung thư thì thực đơn dinh dưỡng là điều không thể thiếu đâu nhé!

Thực đơn dành cho người bị ung thư

Các bạn có biết chế độ dinh dưỡng và thực đơn dành cho người bị ung thư là gì chưa? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Thực đơn dành cho người bị ung thư

Dinh dưỡng cần thiết cho người ung thư

1.Bổ sung rau xanh:

+Cà chua, cà rốt, đậu Hà Lan, bí ngô và củ cải cho vitamin và chất xơ. Rau họ cải như bông cải xanh, súp lơ và cải bắp có chưa hóa chât thực vật có thể chuyển đổi các estrogen xấu thành estrogen tốt và do đó có thể làm giảm nguy cơ ung thư tái phát.

+ Măng tây

+Mướp đắng có thể làm giảm lượng đường trong máu

+ Các loại rau lá xanh cho canxi và sắt

2. Bổ sung trái cây

+ Cam cung cấp vitamin C rất tốt cho bệnh nhân

+ Chuối, kiwi, đào, xoay, lê và dâu tây cung cấp vitamin và chất xơ

+ Quả bơ, ổi, quả mơ, sung, mận và nho khôi cung cấp năng lượng.

3. Hàm lượng Protein

17.thuc-don-dinh-duong-cho-nguoi-bi-ung-thu-phunutoday.vn

 

+ Thịt nạc, cá, thịt gia cầm, trứng rất tốt cho bệnh nhân ung thư máu

+ Cá sản phẩm từ sữa, các loại hạt, đậu khô, đậu xanh

+ Cá và các thực phẩm từ đậu nanh đặc biệt tốt cho bệnh nhân UT tuyến tiền liệt

Bên cạnh đó cũng cần chú ý tranh một số thực phẩm như sau: Thực phẩm chiên nướng, thịt nướng vì phải chịu các protein động vật với nhiệt độ cao tạo thành các sản phẩm phụ gây ung thư gọi là các amin dị vòng.

Thực đơn dành cho người bị ung thư

Một số lưu ý trong chế độ dinh dưỡng

+ Chú ý chế độ dinh dưỡng

Khi bị bệnh, nhu cầu năng lượng và dinh dưỡng cơ bản của tế bào ung thư cao hơn tế bào bình thường. Do vậy, ngay cả khi bệnh nhân ung thư không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất, tế bào ung thư vẫn tự lấy năng lượng để phục vụ nhu cầu hoạt động của chúng. Chính vì vậy, bệnh nhân sẽ nhanh chóng rơi vào suy mòn nếu không được can thiệp dinh dưỡng hợp lý.

Để đảm bảo dinh dưỡng người bệnh cần phải ăn uống đầy đủ thực phẩm đảm bảo các nhóm chất: đạm - bột đường - béo - vitamin, khoáng chất.

+ Tăng cường cung cấp vitamin C cho cơ thể

Bạn có thể bổ sung vitamin C từ những trái cây giàu vitamin C như cam, bưởi, quýt... và uống nhiều nước trái cây tươi.

Chú ý đến những rau quả có nhiều vitamin A vì vitamin này rất cần thiết cho cơ thể. Các loại rau tươi như bắp cải, su hào, cà rốt...đều là những thức ăn tốt có nhiều vitamin và muối khoáng rất có lợi cho sức khoẻ, đồng thời chống được nhiều loại ung thư.

+ Chia nhỏ bữa ăn:

Ngoài ra, chia nhỏ các bữa ăn để người bệnh dễ hấp thụ dưỡng chất. Người nhà cũng nên khuyên người bệnh chịu khó vận động, ít nằm một chỗ để cơ thể được thoải mái, đầu óc được thư giãn, tránh suy nghĩ quá sẽ giúp cho việc điều trị đạt kết quả cao hơn.

+ Giảm thiểu những tác dụng phụ

Trong quá trình điều trị, nhu cầu dinh dưỡng ở mỗi người bệnh khác nhau, hơn nữa khẩu vị của từng người cũng khác nhau nên chế độ ăn không thể giống nhau.

Với người biếng ăn:

Cần chia nhỏ nhiều bữa trong ngày, luôn có sẵn những thức ăn, thực phẩm hợp khẩu vị người bệnh có thể ăn ngay khi cảm thấy muốn ăn.

Đảm bảo đầy đủ nước uống như canh, sữa, nước ép trái cây, thức xay nhuyễn...

Tạo hương vị thơm ngon hấp dẫn trong thực phẩm để kích thích sự thèm ăn.

Với chứng đắng miệng:

Người bệnh có cảm giác đắng hoặc có mùi tanh, nhất là với các loại thịt hoặc những thực phẩm có hàm lượng đạm cao.

Để hạn chế tình trạng này, người bệnh cần súc miệng với nước sạch trước khi ăn, có thể ăn những loại trái cây vị chua như: cam, quít, bưởi... để kích thích vị giác, loại bỏ vị đắng của miệng..

Với chứng khô miệng:

Người bệnh rất khó nhai và khó nuốt thức ăn…

Vì thế, cần xay nhuyễn hoặc chế biến thành thức ăn dạng lỏng như nước súp, nước thịt... uống nhiều nước theo từng ngụm để giúp nuốt dễ dàng hơn.

Tránh các thức ăn đồ uống có chứa nhiều chất ngọt, tránh súc miệng bằng những dung dịch có chứa cồn.

Với chứng táo bón:

Táo bón ở người bệnh ung thư có thể là do thiếu nước hoặc thiếu nhiều chất xơ trong chế độ ăn, thiếu hoạt động thể lực, những tác động bởi liệu pháp điều trị.

Để giúp người bệnh có thể giúp ngăn ngừa táo bón, cần ăn chế độ ăn nhiều chất xơ và uống nhiều nước, mỗi ngày uống khoảng 1 - 2 lít nước, ngoài ra cần uống thêm nước ép các loại rau, củ, quả, nước chanh, trà… và nên vận động thường xuyên.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích được nhiều cho các bạn.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn