Các chế phẩm từ sữa bò
Một số bé khá nhạy cảm và thường bị dị ứng với những sản phẩm được làm từ sữa bò như: phô mai, sữa chua, kem… Nếu trẻ có những triệu chứng như đau bụng, nôn ói, khó ngủ hoặc xuất hiện những vết đỏ khô ráp trên da có thể gây lở loét thì mẹ nên ngừng ăn các thực phẩm này từ 2-3 tuần để theo dõi.
Cà phê
Trong thời điểm cho con bú, mẹ uống cà phê (soda hoặc trà) thì sẽ có một lượng nhỏ caffein kết tụ lại trong sữa mẹ, 1 tách cà phê thường chứa 135mg caffeine. Trẻ sơ sinh không có khả năng bài tiết chất caffeine một cách nhanh chóng và hiệu quả như người lớn nên rất dễ bị kích ứng, cáu kỉnh, và mất ngủ. Để tránh tình trạng này, mẹ nên cắt giảm lượng cà phê, nếu được thì nên hạn chế hoàn toàn trong giai đoạn này. Nễu trường hợp mẹ không thể 'cai' được, thì hãy nhớ chỉ uống ngay sau khi bé bú xong, để lần bú tiếp theo caffeine sẽ chỉ còn trong máu mẹ.
Đồ ăn cay
Một số bà mẹ có thói quen nêm nếm đủ loại da vị màu sắc vào trong bữa ăn của mình, do đó những nguyên liệu như ớt, hạt tiêu dường như không thể thiếu. Tuy nhiên, việc mẹ thường xuyên ăn những thực phẩm cay sẽ không có lợi cho cả mẹ lẫn bé trong giai đoạn này. Bởi một số mẹ cho con bú mà ăn cay có thể khiến hệ tiêu hóa của trẻ gặp vấn đề, bé có thể bị táo bón, đau bụng hoặc cáu gắt. Chính vì vậy, vì sức khỏe của trẻ, mẹ nên hạn chế ăn những loại gia vị cay nóng này.
Đậu phộng (lạc)
Đây là thực phẩm dễ gây dị ứng cho trẻ, nếu mẹ ăn con có thể bị nổi mẩn, phát ban, chàm hoặc khó thở. Để tránh những điều không mong muốn xảy ra, mẹ nên cẩn thận khi ăn đậu phộng. Nếu trong gia đình có tiền sử dị ứng với thực phẩm này thì mẹ nên kiêng ăn hoàn toàn trong thời gian cho con bú.
Cá chứa hàm lượng thủy ngân cao
Theo khuyến cáo của các chuyên gia sức khỏe tại Mỹ, những phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ chỉ nên ăn 2 khẩu phần cá ít thủy ngân trong một tuần như: cá hồi, các loại cá da trơn là những loại cá chứa hàm lượng thủy ngân thấp. Nên tránh xa các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao như: cá mập, cá kiếm, cá thu hoàng hậu và cá kình...
Hải sản có vỏ
Các chuyên gia sức khỏe cho biết nếu trong gia đình cha mẹ có tiền sử bị dị ứng với nhóm hải sản có vỏ cứng như tôm, cua, ốc… thì không loại trừ khả năng bé sẽ bị di truyền và lây từ chính nguồn sữa mẹ. Vì thế, mẹ phải cẩn trọng khi ăn những thực phẩm này. Nếu trẻ có biểu hiện của dị ứng mẹ nên kiêng hoàn toàn tôm, cua trong suốt thời gian cho con bú.
Tỏi
Tại Ý người ta khuyến cáo người mẹ không nên ăn tỏi trong vài tháng đầu khi cho con bú. Vì tỏi có mùi hôi nếu mẹ ăn sẽ ngấm vào sữa khiến trẻ khó chịu và bỏ bú. Một số bà mẹ khác lại chia sẻ khi mẹ ăn tỏi trẻ thường quấy khóc, khó chịu, bứt rứt trong người.