Tiêm phòng cho trẻ từ 2 đến 6 tháng tuổi

09:34, Thứ năm 27/07/2017

( PHUNUTODAY ) - Đối với trẻ từ 2 - 6 tháng tuổi thì cần tiêm phòng những loại vắc xin nào cho trẻ. Khi tiêm phòng cho trẻ 2 - 6 tháng tuổi thì cần có những lưu ý gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin ngay dưới đây.

Dưới đây là lịch tiêm phòng vacxin cho trẻ từ 2- 6 tháng tuổi:

+ Tiêm phòng Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Bại liệt mũi 1,2,3

+ Viêm gan siêu vi B mũi 2,3,4

+ Tiêm phòng Hib mũi 1,2,3

+ Vắc-xin Rotavirut: ngăn ngừa Rota virut gây bệnh tiêu chảy

Trường hợp nào thì không nên tiêm cho trẻ?

2.tiem-phong-cho-tre-2-6-thang-tuoi-phunutoday.vn

 

Tùy từng loại có chỉ định khác nhau. Nhưng đó là trong trường hợp:

+ Như với vắcxin phòng lao thì những trẻ đẻ non, cân chưa đạt yêu cầu, dưới 2,5 kg thì tạm thời lùi thời điểm tiêm. Vắcxin được tiêm trong tháng đầu tiên đến 2 tháng tuổi.

+ Trẻ đang mắc bệnh cấp tính, thường biểu hiện sốt cao, mệt mỏi, ho, sổ mũi, tiêu chảy...

+ Trẻ mắc bệnh liên quan đến dị ứng, miễn dịch nên thận trọng trong vấn đề tiêm.

Trường hợp nào cần đưa trẻ đến bệnh viện sau khi tiêm phòng?

Phản ứng sau tiêm có nhiều loại: thường gặp, ít gặp, hiếm gặp và rất hiếm gặp.

Đa phần các phản ứng sau tiêm đều xảy ra với các loại văcxin khác nhau. Phản ứng tại chỗ tiêm có thể là sưng, đau, khó chịu, mệt mỏi, có thể sốt nhẹ, phản ứng gần như xảy ra ở các loại văcxin, phản ứng thông thường. Nếu trẻ có biểu hiện bất thường sau tiêm, cha mẹ có thể liên hệ với nhân viên tư vấn hoặc cán bộ y tế xã để được tư vấn.

Sau tiêm, trẻ có thể sốt nhưng nếu bình thường thì chỉ sốt một ngày, nhiều lắm là 2 ngày. Nếu trẻ sốt cao hơn 2 ngày thì cha mẹ nên thận trọng, có thể đưa trẻ đến bệnh viện để được cấp cứu và điều trị kịp thời.

Một số biểu hiện nặng sau tiêm chủng: sốt cao trên 39 độ C, co giật, chân tay lạnh, tím tái, khó thở, quấy khóc, không đáp ứng thuốc hạ sốt thông thường, bỏ bú, sưng to, đỏ quanh chỗ tiêm... Khi đó, cha mẹ cần đưa ngay trẻ đến bệnh viện.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link