Tổ tiên chỉ dặn: ‘Không dạy con trước bữa ăn, trước khi ngủ không mắng vợ’, vì sao

( PHUNUTODAY ) - Ông bà xưa vẫn thường có câu: ‘Không dạy con trước bữa ăn, trước khi ngủ không mắng vợ’ vì sao lại nói như vậy?

Vì sao trước khi ăn không dạy con

"Không dạy con trước bữa ăn'', từ bề mặt chữ cũng có thể hiểu ý nghĩa là trước khi ăn, cha mẹ, không nên trách móc con cái. Lý do vì sao?

Thiên tính của trẻ con là nghịch ngợm, hiếu động, chúng thường xuyên mắc lỗi và đôi khi còn làm những việc khiến cha mẹ cảm thấy ‘nhức đầu’. Nếu cha mẹ trách móc con trước mỗi bữa ăn, chúng sẽ cảm thấy tủi thân và ấm ức, từ đó giảm cảm giác thèm ăn của con.

download

Nếu tình trạng này xảy ra trong thời gian dài thì tâm lý của đứa trẻ cũng trở nên u ám, đối với việc ăn uống chẳng khác nào thảm kịch. Chúng xem việc ăn uống trở thành việc tồi tệ trong ngày, từ đó nảy sinh tâm lý kháng cự, ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất lẫn tâm lý.

Tất nhiên việc dạy dỗ, giáo dục con cái là điều mà mỗi phụ huynh cần làm tốt. Khi con phạm lỗi, cha mẹ đương nhiên phải chỉ ra lỗi sai cho con.

Nhất là khi con cái đang trong giai đoạn phát triển thể chất, dinh dưỡng và ăn uống là đặc biệt quan trọng, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và còn ảnh hưởng đến tâm lý.

Nhằm tránh cho con gặp các vấn đề về thể chất và tinh thần vì hứng chịu quát mắng, bố mẹ có thể áp dụng những cách sau:

1. Thiết lập các quy tắc rõ ràng

Bố mẹ sẽ ít phải quát mắng nếu như đã thiết lập quy tắc gia đình rõ ràng về đạo đức, cách ứng xử... cho con. Hãy in một văn bản quy tắc và dán lên những nơi nổi bật trong nhà như tủ lạnh, bàn ăn. Mỗi khi con mắc lỗi, bố mẹ không cần cằn nhằn, nói nhiều mà cứ theo quy tắc đã đề ra để xử phạt.

Đừng quát mắng, hay chì chiết con vì những điều đó chỉ khiến chúng ức chế và không sửa đổi hành vi xấu. Và nhiều trường hợp, bố mẹ càng quát mắng, con lại càng bất chấp.

2. Cho con phương án lựa chọn

Thay vì cấm con hoàn toàn không được làm một việc gì đó, bố mẹ hãy cho con các phương án lựa chọn thay thế. Như vậy, bé sẽ chuyển hướng sự chú ý và học cách lựa chọn phù hợp. Trong các phương án đưa ra cũng có những phương án mà bố mẹ mong muốn con hướng tới. Nhờ thế trẻ cảm thấy được tôn trọng và dễ dàng chấp nhận hơn.

3. Sử dụng "Khi con… mẹ cảm thấy… bởi vì…"

Bố mẹ nên cho con biết suy nghĩ của mẹ để đồng cảm thay vì áp đặt, khiến trẻ không thể hiểu. Bố mẹ có thể dùng cách nói "Khi con…mẹ cảm thấy…bởi vì".

Ví dụ như: "Khi con chạy lung tung trong siêu thị, mẹ cảm thấy lo lắng bởi vì con có thể bị lạc". "Khi con không mời bố mẹ trước khi ăn cơm mẹ cảm thấy buồn vì con không quan tâm tới mẹ"…

Nhờ cách nói này, con sẽ hiểu được cảm nhận của bạn và con nghe lời răm rắp một cách tự nguyện.

4. Phạt trẻ bị mất một số quyền lợi

Với bất cứ chuyện gì, bạn hãy đưa ra nguyên tắc nhất định trước khi trẻ làm sai và nghiêm khắc tuân thủ nó, như thế sẽ khiến trẻ ý thức được uy nghiêm "nói một là một" của bố mẹ.

Ví dụ: Mỗi tháng bạn đều cho trẻ một món đồ chơi nhất định và nhắc nhở trước rằng con phải có được 5 ngôi sao do cha mẹ thưởng thì mới có được món đồ chơi Nếu trẻ phạm lỗi hoặc không nghe lời thì bạn sẽ giảm đi một ngôi sao coi như phạt.

Tuy nhiên, những hành vi thưởng phạt này phải có nguyên tắc và công bằng. Nếu bạn dùng việc giảm những ngôi sao thưởng để uy hiếp, ép buộc con làm những chuyện mà trẻ không muốn thì những nguyên tắc bạn đưa ra, trẻ sẽ không có hứng thú, càng không tuân thủ.

Thêm một ví dụ khác như: Nếu mỗi buổi trưa trẻ đều được ăn bánh, nhưng nếu trẻ phạm lỗi, sau khi nhắc nhở rồi, bạn có thể thay đổi thời gian đã định, có thể phạt trẻ trưa hôm đó không được ăn bánh, để trẻ mất đi một đãi ngộ có nguyên tắc.

5. Khen thưởng nếu con làm tốt

Bên cạnh các hình phạt, bố mẹ cũng cần đưa ra lời khen, phần quà nếu con cư xử tốt và tuân thủ quy tắc. "Bố mẹ rất vui vì con đã làm việc nhà và đánh giá cao điều này", một lời khen sẽ giúp con cảm thấy vui vẻ, tự hào về bản thân và có thêm động lực cư xử đúng đắn.

Bạn hãy dành thời gian mỗi ngày để động viên trẻ nỗ lực cư xử tốt và có thể tạo ra hệ thống khen thưởng con. Chẳng hạn mỗi lần con làm tốt việc gì đó thì sẽ được một sao thưởng, khi đủ năm sao thì sẽ được tặng một món quà.

Quát mắng chưa chắc đã khiến con sửa đổi hành vi nhưng khen thưởng thì luôn giúp ích nhanh chóng.

Trước khi ngủ không mắng vợ

Trước khi đi ngủ, vợ chồng thường dễ cãi nhau, xích mích. Khi phiền não của một ngày kết thúc, hai vợ chồng sẽ ngồi ngẫm lại nhưng sự việc xảy ra trong ngày, trong quá trình đó có thể xuất hiện những điểm bất đồng, thậm chí cãi vã.

Đã là vợ chồng thì chắc chắn sẽ khó tránh khỏi những mâu thuẫn, ma sát tâm tính giữa cuộc sống hàng ngày. Hai vợ chồng trước khi đi ngủ mà cãi vã, khẳng định sẽ ảnh hưởng chất lượng của giấc ngủ.

Giữa vợ chồng với nhau, đôi khi “qua lại vài câu” là điều khó tránh khỏi, cũng là điều dễ hiểu. Nhưng việc gì cũng cần có ‘giới hạn’, nếu quá giới hạn sẽ làm hại đến tình cảm vợ chồng, ảnh hưởng đến mối quan hệ trong gia đình.

Thời nay có nhiều cặp vợ chồng trẻ, mỗi khi có xích mích, có chuyện không vui thì thường cãi nhau to, thậm chí là muốn ly hôn. Người xưa thường nói: “Tu trăm năm mới chung thuyền, tu nghìn năm mới chung chăn gối”. Nên duyên vợ chồng là kết quả của duyên phận, giữa hai người với nhau cần hiểu và lượng thứ cho nhau. Bởi vậy, hãy biết trân quý mối lương duyên tốt đẹp hiếm có đó.

Đàn ông có thể có những tật xấu, tuy nhiên nếu muốn giữ gìn hôn nhân của mình vững bền thì các ông chồng phải tránh xa những hành vi sau:

1. Không giao tiếp với vợ

Hầu hết đàn ông thường gặp vấn đề khi nói về cảm xúc của họ. Họ không biết diễn đạt mong muốn, tình cảm của mình mà cho rằng hành động của mình là đủ cho vợ hiểu. Bởi thế, khi xảy ra xung đột họ thường có xu hướng thu mình, không giải thích nhiều, điều này khiến cho cuộc nói chuyện trở nên khó khăn và vợ chồng không thể thấu hiểu nhau.

Và người vợ, trong tư thế người bị từ chối nói chuyện sẽ bị tổn thương, cảm thấy mình bị coi thường. Hành vi này lâu ngày sẽ khiến người vợ tích tụ sự n, kết quả thường là ly thân và ly hôn.

2. Người khác nhờ vả thì luôn có mặt, còn vợ nhờ thì tỏ vẻ không thoải mái

Người chồng kiểu này thường xuyên đi lo chuyện thiên hạ, ai nhờ gì anh ta cũng nhiệt tình giúp đỡ. Dù vậy, chuyện ở nhà lại chẳng ham, vợ nhờ giúp gì anh ta đều có thái độ không vui. Với người đàn ông này, lời nhờ vả của vợ không thể so sánh với bạn bè hay thiên hạ. Hành vi này cứ lặp đi lặp lại sẽ khiến các bà vợ không còn mong muốn bất cứ điều gì ở chồng mình nữa.

3. Hay đổ lỗi cho vợ

Một người luôn tự cho mình là đúng sẽ luôn đặt mọi tội lỗi lên vợ dù là việc lớn, việc nhỏ, không cần xem xét nguyên nhân hay ngồi nhìn nhận lại vấn đề. Anh ta cực kì tự phụ vào khả năng của mình và tự cho mình cái quyền phát xét người khác. Đấy là hành xử của một người chồng tồi.

Trong cuộc sống, không có ai đúng hoàn toàn, và chẳng có ai sai hoàn toàn. Nếu chuyện gì anh ta cũng không nhận lỗi, không thừa nhận cái sai về mình thì không bao giờ tốt lên được.

Một người vợ luôn bị đối xử không công bằng đương nhiên họ sẽ luôn mang sự bực bội trong người. Ly hôn là chuyện không sớm thì chiều.

4. Tảng lờ, bỏ mặc vợ

Nếu một người chồng dành phần lớn thời gian ở văn phòng, sau đó xả hơi tại một quán bar với đồng nghiệp, rồi về nhà chỉ cắm mặt vào tivi, đó chắc chắn là dấu hiệu của một người đàn ông không hề coi trọng vợ.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link