Tổ tiên dặn con cháu: Đặt chuối lên bàn thờ nhưng không được mang đi tạ mộ, tại sao?

07:21, Thứ hai 05/02/2024

( PHUNUTODAY ) - Chuối là loại quả không thể thiếu trong mâm ngũ quả ngày Tết ở miền Bắc Việt Nam. Tuy vậy, đây lại là loại quả đại kỵ mang đi lễ tạ mộ cuối năm. Tại sao?

Chuối là loại quả không thể thiếu trong mâm ngũ quả ngày Tết ở miền Bắc Việt Nam. Tuy vậy, đây lại là loại quả đại kỵ mang đi lễ tạ mộ cuối năm. Nhiều người không biết câu trả lời vì sao lại có sự khác biệt như vậy.

Vì sao không mang chuối đi tạ mộ?

Chuối là trái cây rất đặc trưng trong thờ cúng của người Việt. Hầu hết các gia đình không thể thiếu nải chuối trên ban thờ dịp lễ quan trọng, nhất là dịp Tết ai cũng muốn có nải chuối đẹp để dâng lên mâm ngũ quả. Một nải chuối có rất nhiều quả, nâng đỡ cho các loại quả khác nên nó tượng trưng cho sự che chở, bao bọc lẫn nhau, gia đình sum vầy.

vi-sao-khong-mang-chuoi-di-ta-mo-1

Thế nhưng chuối lại là đại kỵ không mang đi tạ mộ. Theo quan niệm thì chuối là trái cây có tính thu hút. Do đó đặt chuối nên ban thờ là thu hút tài lộc, mang lại may mắn. Chuối thể hiện sự sum vầy nâng đỡ che chở. Tuy nhiên dịp tạ mộ cuối năm cũng là lúc cô hồn được thả cửa. Do đó nếu mang chuối đi tạ mộ có thể vô tình thu hút khí âm và vong hồn lưu lạc về nhà nên có thể khiến gia chủ ốm đau bệnh tật, bị khí âm bủa vây nên làm ăn khó khăn, trí óc kém minh mẫn. Do đó vào dịp tạ mộ, ông cha ta dặn con cháu không mang chuối đi thắp hương ngoài nghĩa trang để tránh chào mời những vị khách không may mắn về nhà.

Những kiêng kỵ khác khi đi tạ mộ

Tạ mộ là nét văn hóa đẹp nhưng khi tạ mộ bạn nên tránh phạm kỵ những điều sau để không mang xui rủi về nhà:

- Ăn mặc phải chỉn chu không mặc hở hang lố lăng khi đi tạ mộ.

- Trong lúc tạ mộ không cười nói phỉ báng trêu đùa trên những ngôi mộ, tránh nói to, cãi nhau hay kể chuyện lố lăng nhí nhố, tránh nói lời xiên xẹo xúc phạm, báng bổ.

- Tuyệt đối không giẫm đạp ngồi lên mộ.

- Không động vào cúng phẩm trên mộ nhà khác.

- Tạ mộ phải quét dọn, lau rửa sạch sẽ mộ phần, dọn cả trước và sau, tránh bỏ xót.

- Phụ nữ có thai, trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, người già ốm, người ốm, phụ nữ đang kỳ kinh nguyệt không nên đi tạ mộ vì có thể nhiễm lạnh vào người gây ốm đau.

- Không chụp ảnh tại nghĩa trang.

- Không nên mang đồ cúng từ nhà khác về. Cũng không lấy bất cứ thứ gì ở nghĩa địa về nhà như đất, hoa, cây bởi những thứ này ở nghĩa địa lâu sẽ có âm khí nặng nề, về nhà có thể làm tăng âm khí trong nhà, gây ảnh hưởng xáo trộn trường khí không tốt cho gia chủ. Bởi vậy bạn nên chú ý nhắc trẻ nhỏ những hành động này.

- Tuyệt đối không nên tự ý tạ mộ nhà khác, động vào cúng phẩm trên mộ nhà khác hoặc đứng nhìn bình phẩm về mộ nhà khác.

- Không nên đi tạ mộ quá sớm hoặc quá muộn vì khi đó âm khí mạnh nên có thể gây nhiễm lạnh và ốm.

vi-sao-khong-mang-chuoi-di-ta-mo-e3

4 loại quả nên mang đi tạ mộ cuối năm

- Nho

Nho là loại trái cây quen thuộc với mọi người. Loại quả này cũng hay được dùng trong việc tế lễ. Nho thường kết lại thành chùm lớn, quả căng mọng, tượng trưng cho mùa màng bội thu, khả năng sinh sản tốt. Trong các buổi tế lễ, người ta thường dâng chùm nho lên tổ tiên với mong muốn bề trên phù hộ, con cháu có cuộc sống ấm no, bình an.

- Táo

Táo là loại trái cây phổ biến, được bán rất rộng rãi. Loại quả này cũng hay được dùng trong các nghi lễ thờ cúng. Quả táo tượng cho sự đoàn tụ, hòa bình, mang lại hy vọng về cuộc sống tốt đẹp. Ngoài ra, táo còn được cho là loại quả có khả năng xua đuổi tà ma, mang lại nhiều may mắn cho gia đình. Táo đỏ chính là lọa được ưu tiên nhất trong việc thờ cúng.

- Bưởi

Bưởi là loại quả thường được dùng trong các mâm lễ cúng.; Loại quả này có dáng căng tròn, phần vỏ bóng đẹp, màu xanh hoặc màu vàng mang ý nghĩa tròn đầy, viên mãn. Dâng cúng quả bưởi mang theo ước mong năm mới gia đình sum vầy, thịnh vượng.

- Cam

Cam có vỏ màu vàng sáng, mùi hương dịu nhẹ, thanh mát. Những quả cam căng bóng, tròn trịa mang lại nguồn năng lượng tích cực, rất phù hợp để làm loại quả dâng cúng tổ tiên.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Vũ Thêm