Tổ Tiên dặn dò: '4 người tuyệt đối không ham tài lộc, âm phúc mà đi Tạ mộ', con cháu nhớ kỹ

16:30, Thứ sáu 12/01/2024

( PHUNUTODAY ) - Khi đi tạ mộ cuối năm, có 4 kiểu người không nên đi, ai cũng nên chú ý.

Lễ tạ mộ là gì?

Lễ tạ mộ chính là một trong những phong tục tập quán lâu đời người dân Việt Nam từ xa xưa đến nay. Thông thường, trong ngày lễ này thì con cháu sẽ ra phần mộ người đã khuất trong gia đình để đắp thêm đất, thực hiện lễ cúng. Sau đó gia chủ sẽ rước vong linh tổ tiên về đón năm mới cùng con cháu.

Khi làm nghi thức tạ mộ này thì con cháu có mong ước sẽ nhờ các vị thần xung quanh trấn giữ đất phần mộ gia đình dòng họ được an cư. Song song đó là mong muốn tổ tiên đã khuất được an nghỉ và phù hộ độ trì cho con cháu.

ta-mo2

Tại sao lại cần đi tạ mộ?

Từ xưa đến nay, người dân Việt Nam thường có phong tục thực hiện nghi lễ tạ mộ vào đầu năm, cuối năm hay khi có mộ mới. Vậy lý do cần đi tạ mộ là gì sẽ được giải đáp như sau:

Mong người đã mất được yên nghỉ

Nghi lễ tạ mộ mang ý nghĩa là sự mong cầu người thân đã khuất có thể yên nghỉ và không có sự quấy rầy của ngoại quỷ. Đây là truyền thống tâm linh đáng để gìn giữ và tôn vinh của người Việt.

Ghi nhớ công ơn của người bề trên

Ngoài ra, lễ tạ mộ cũng là để ghi nhớ công ơn của người bề trên, là cách để thông báo đến các vị thần linh, thổ địa cai quản đất khu mộ và cầu xin các vị thần bảo vệ. Chính những ý nghĩa tâm linh đó mà chúng ta nên duy trì việc đi tạ mộ vào đầu năm, cuối năm hay khi có mộ mới.

Những việc cần làm trong lễ tạ mộ là:

- Cần dọn sạch xung quanh mộ phần, phát quang cỏ rậm, nhổ bỏ cỏ dại, đắp bồi thêm đất, trồng thêm hoa tươi, quét dọn tứ phía sạch sẽ… tỏ lòng thành kính. Nếu là mộ đất có thể đắp nấm cho đầy, rẫy hết cây cỏ dại mọc trùm lên mộ, cũng là cách giảm bớt rắn, chuột đào hang, làm tổ.

- Quan sát phần mộ, nếu thấy mộ nứt (nhất là mộ vùng trũng, thấp), hoặc có hiện tượng bị con vật đào hang, đào lỗ thì cần cải tạo sớm.

- Bát hương, chén nước, lọ hoa có nứt vỡ thì sắm lại.

- Kiểm tra xem có nước chảy vào phần mộ không, mộ táng ở đồng ruộng thì kiểm tra xem có khả năng xối vào mộ không.

Nhiều nhà tâm linh chia sẻ rằng, các vong linh ở nghĩa trang cần niệm Phật nhất, chỉ cần niệm 6 chữ "Nam Mô A Di Đà Phật". Khi thắp hương cho thân quyến hãy thắp hương cho các mộ lân cận (nếu có thể), tâm niệm Phật cầu nguyện, hồi hướng cho những vong linh sớm được siêu thoát.

- Cuối cùng là mời gia tiên về ăn Tết cùng con cháu.

ta-mo

Những người sau tuyệt đối không ham tài lộc âm phúc mà đi tạ mộ

Bởi những trường khí xấu dễ ảnh hưởng tới sức khỏe, dễ bị nhiễm năng lượng xấu mà sinh bệnh thời khí, phong hàn… rồi tâm lý sợ hãi có thể tự cho là bị ma tà quỷ quái quấy nhiễu mà trở thành "mồi" cho các chiêu trò mê tín, cho nên những người dưới đây được khuyên không nên đi tạ mộ:

- Tất cả phụ nữ có thai;

- Phụ nữ trong kỳ "đèn đỏ";

- Trẻ nhỏ dưới 10 tuổi;

- Người già yếu, người đau ốm bệnh tật, sức khỏe không tốt...

Lưu ý khi thực hiện lễ tạ mộ

Thực hiện lễ tạ mộ cần chú ý về thời gian, lễ vật để không phạm phải thần linh tứ phương. Trong đó các lưu ý khi tạ mộ bạn cần quan tâm như sau:

Tránh đi tạ mộ vào sáng quá sớm và buổi chiều quá tối là thời điểm có nhiều âm khí.

Nên đi tạ mộ đông người và tránh những nơi hẻo lánh, quá heo hút. Bởi nơi đặt mộ thường có âm khí nặng nên chúng ta cần đi đông người để dương khí  cân bằng.

Khi đi tạ mộ cần phải có lòng thành tâm, kính cẩn trước sau tránh dẫm đạp lên phần mộ người khác.

Trước khi bày lễ cúng tạ mộ cần dọn dẹp sạch sẽ phần mộ và khu vực xung quanh. Đồng thời, không nên ăn đồ cúng ngay tại mộ bởi rất dễ bị lạnh bụng gây đau bụng.

Không nên mang trẻ con đi tảo mộ, không đùa giỡn hay ngồi lên phần mộ.

Con gái bị hành kinh và phụ nữ đang mang thai, người mệt mỏi uể oải không đi tảo mộ.

Sau khi đi tảo mộ về cần bước qua chậu lửa, rắc nước lá bưởi, tắm nước lá gừng để tránh điều xui rủi. 

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Thạch Thảo
Từ khóa: tổ tiên Tạ mộ