Tổng hợp 10 kinh nghiệm chăm trẻ sơ sinh dễ dàng hơn, ai làm mẹ nên biết

( PHUNUTODAY ) - Trẻ sơ sinh không cần nằm gối, trong 4 tháng đầu tiên trẻ bú sữa mẹ không cần uống thêm nước... là những kinh nghiệm chăm trẻ sơ sinh không phải ai cũng biết.

1. Hãy chú ý ngôn ngữ cơ thể của trẻ

Với trẻ sơ sinh thì khóc là cách duy nhất để bé giao tiếp với cha mẹ. Do đó, mẹ nên chú ý đến ngôn ngữ cơ thể của bé. Ví dụ như bé nắm tay siết chặt là biểu hiện của bé đang bị căng thẳng hoặc đói.

Khi bé khua chân múa tay liên tục là lúc đó bé đang muốn chơi. Nhưng đôi khi hành động bé kéo tai cũng có thế là dấu hiệu bé bắt đầu mọc răng, mẹ cũng nên chú ý nhé.

Bé nắm tay siết chặt là biểu hiện của bé đang bị căng thẳng hoặc đói.

Bé nắm tay siết chặt là biểu hiện của bé đang bị căng thẳng hoặc đói.

2. Trẻ sơ sinh không cần nằm gối

Người lớn luôn nằm gối và những bậc làm cha mẹ khi đi sắm đồ cho em bé chuẩn bị chào đời cũng mua một chiếc gối dễ thương cho con mình, nhưng thực tế điều này là không cần thiết.

Bởi theo các bác sĩ khuyến cáo, cha mẹ tuyệt đối không nên cho bé sơ sinh nằm gối. Bé cần được giữ cho đầu, cột sống của bé nằm trên cùng một đường thẳng là được.

Lí do trẻ sơ sinh không nên kê cao đầu bởi kê cao đầu sẽ khiến trẻ bị ngạt thở, không những thế trẻ có thể bị vẹo và cong cổ ảnh hưởng đến sự phát triển hệ xương của bé sau này.

Trẻ sơ sinh không cần nằm gối, trong 4 tháng đầu tiên trẻ bú sữa mẹ không cần uống thêm nước... là những kinh nghiệm chăm trẻ sơ sinh không phải ai cũng biết.

Trẻ sơ sinh không cần nằm gối, trong 4 tháng đầu tiên trẻ bú sữa mẹ không cần uống thêm nước... là những kinh nghiệm chăm trẻ sơ sinh không phải ai cũng biết.

3. Hãy cho bé bú sữa khi bé có nhu cầu

Theo Mayo Clinic - một trung tâm y tế học thuật phi lợi nhuận của Mỹ - cho biết hầu hết các em bé sơ sinh cần được bú từ 8-12 lần/ngày, 1-3 giờ/lần. Những dấu hiệu cho thấy bé đói là mút tay, liếm môi. Bạn nên cho bé bú ngay khi bé gửi tín hiệu, vì nếu để quá đói, bé sẽ khóc và bạn càng ít có khả năng làm dịu bé.

4. Trong 4 tháng đầu tiên, mẹ không cần cho trẻ sơ sinh uống thêm nước

Trong 4 tháng đầu tiên, mẹ hãy cho con bú mẹ hoàn toàn mà không cần uống thêm nước. Vì trong sữa mẹ có chứa một lượng nước rất lớn đủ để cung cho cơ thể trẻ. Tuy nhiên, với những em bé ăn sữa công thức nên cho bé uống thêm nước đun sôi để nguội giữa mỗi bữa ăn.

cham-tre-so-sinh

5. Chườm nóng có thể làm giảm căng tức sữa

Nếu ngực của bạn bị căng tức hoặc bạn bị tắc ống dẫn sữa, hãy nhớ rằng chườm nóng hoặc chườm lạnh là cách giải quyết vấn đề này. Đặt một miếng gạc ấm, đệm sưởi, hoặc khăn ấm lên ngực sẽ giúp sữa chảy ra. Ngoài ra, một khăn lạnh cũng có thể giúp giảm đau nếu ngực của bạn bị đau sau khi cho con bú.

6. Chăm sóc vệ sinh răng miệng

Bé sơ sinh chưa mọc răng nên nhiều bố mẹ bỏ quên việc chăm sóc răng miệng cho bé.  Tuy nhiên, điều này là sai. Mẹ hãy dùng một chiếc gạc nhúng vào nước ấm hoặc nước muối loãng để lau nướu cho bé hàng ngày.

Chăm trẻ sơ sinh bố mẹ nên lưu ý vệ sinh miệng thường xuyên cho bé

Chăm trẻ sơ sinh bố mẹ nên lưu ý vệ sinh miệng thường xuyên cho bé

7. Ngủ trong lòng mẹ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển hệ xương của bé

Trẻ có thể rất thích ngủ trong vòng tay của mẹ. Vì hơi ấm và vòng tay mẹ khiến trẻ có cảm giác được che chở, an toàn và bình yên nên bé dễ ngủ và ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng việc này. Nếu mẹ thường xuyên cho bé ngủ trong lòng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển hệ xương của bé.

Ngay từ khi còn nhỏ, mẹ hãy rèn cho bé ngủ một cách tự nhiên. Bằng cách sau bữa ăn, mẹ nên đặt bé nằm xuống giường hoặc nôi, sau đó vỗ nhẹ vào người bé hoặc hát ru để bé ngủ một cách tự nhiên

8. Đặt bé vào giường khi bé bắt đầu buồn ngủ nhưng vẫn còn thức

Bạn nên đặt bé lên giường khi bé đang buồn ngủ nhưng vẫn còn thức, để bé học cách tự ngủ. Đồng thời, điều này cũng giúp cho việc rèn bé tự ngủ sau này cũng nhẹ nhàng hơn.

9. Thân nhiệt của em bé sơ sinh luôn cao hơn người lớn

Nhiều người nghĩ rằng em bé sơ sinh cần được ủ ấm vì cơ thể của bé rất mỏng manh, dễ bị cảm lạnh. Nhưng trên thực tế thân nhiệt của trẻ sơ sinh luôn cao hơn người lớn trên 1 độ C. Vì thế bạn không cần quấn hoặc ủ bé quá kín trong những chiếc chăn dày cộm.

Quấn quá nhiều khăn khiến trẻ dễ bị đổ mồ hôi, khi không được lau khô mồ hôi này sẽ thấm ngược trở lại vào bên trong khiến bé có thể bị cảm lạnh, dẫn đến viêm phổi. Lưu ý cha mẹ cần thường xuyên lau mồ hôi cho bé.

10. Nên cho trẻ sơ sinh tắm nắng thường xuyên vào mỗi buổi sáng

Cho trẻ sơ sinh tắm nắng thường xuyên vào mỗi buổi sáng rất tốt cho việc hấp thụ vitamin D và phòng tránh bệnh còi xương mà tia cực tím còn giúp tiêu diệt vi khuẩn ngoài da giúp phòng tránh các bệnh viêm nhiễm da cho bé rất tốt.

Cha mẹ nên lưu ý thời điểm tắm nắng tốt nhất cho bé vào buổi sáng là trước 9 giờ sáng vào mùa đồng và hãy tắm nắng cho trẻ trước 8 giờ sáng vào mùa hè. 

Theo:  khoevadep.com.vn copy link