Sữa bò/sữa đậu nành
Tại sao nên tránh?
- Thiếu sắt, không đáp ứng đủ nhu cầu về sắt như sữa mẹ và sữa công thức
- Có thể gây ra chảy máu đường ruột
- Quá nhiều protein và muối khoáng không cần thiết, có thể gây hại cho thận của trẻ
Lời khuyên: Chỉ nên cho trẻ uống sữa bò hoặc sữa đậu nành sau khi trẻ đã lên 1 tuổi.
Thay thế bằng: Sữa mẹ hoặc sữa công thức có bổ sung sắt
Sô cô la
Socola có vị ngọt rất hấp dẫn các bé nhưng chứa nhiều caffein, không tốt cho trẻ dưới 1 tuổi. (Ảnh minh họa)
Tại sao nên tránh?
- Hàm lượng đường quá cao
- Nhiều caffeine
Lời khuyên: Trong nhà, nên để sô cô la ở xa tầm với của trẻ dưới 1 tuổi
Thay thế bằng: Trái cây có vị ngọt tự nhiên như chuối, táo, đu đủ,... Những loại quả ngọt ngào này sẽ thỏa mãn cơn thèm của ngọt của bé yêu.
Các loại hạt (đậu, đỗ, hạt dẻ, hạnh nhân, lạc,...)
Tại sao nên tránh?
- Nguy cơ trẻ hóc, nghẹn rất cao
- Tỉ lệ trẻ dưới 1 tuổi bị dị ứng với các loại hạt cực kì cao
Lời khuyên: Khi trẻ đã được 1 tuổi, cho trẻ ăn các loại hạt cũng cần rất thận trọng, để ý xem gia đình có tiền sử dị ứng với các loại hạt hay không và để trẻ ăn từ từ với số lượng nhỏ rồi tăng dần.Hạt cho trẻ ăn phải là hạt đã được xay nhỏ để tránh hóc nghẹn.
Có thể thay thế bằng: sữa mẹ - chứa tất cả các năng lượng và dinh dưỡng mà các loại hạt có
Trái cây họ cam chanh
Tại sao nên tránh?
- Hàm lượng axit cao, dễ gây khó chịu cho dạ dày non yếu của trẻ
- Có thể gây hăm tã, nổi mẩn môi, miệng
Lời khuyên: Mặc dù trẻ dưới 1 tuổi không quá mẫn cảm với trái cây chứa axit nhưng tốt nhất vẫn nên đợi đến khi trẻ đủ 1 tuổi mới cho ăn những loại quả này.
Thay thế bằng: các loại quả có vị ngọt tự nhiên như dưa hấu, dưa lưới, xoài, chuối,... (khi trẻ đã được 6 tháng tuổi)
Một số loại trứng
Trẻ từ 6-12 tháng chỉ được ăn lòng đỏ trứng đã luộc hoặc nấu chín kĩ. (Ảnh minh họa)
Tại sao nên tránh?
Gây đau bụng, nổi ngứa quanh miệng, khó thở,...
Lời khuyên:
- Trẻ dưới 6 tháng tuổi tuyệt đối không nên ăn trứng.
- Trẻ từ 6-12 tháng chỉ được ăn lòng đỏ trứng đã luộc hoặc nấu chín kĩ.
Thực phẩm đóng gói, chế biến sẵn (xúc xích, pate đóng hộp, bimbim,...)
Tại sao nên tránh?
- Hàm lượng muối cực kì cao
- Có thể gây hại cho các cơ quan nội tạng trong cơ thể, đặc biệt là gan, thận.
Lời khuyên: Kể cả khi trẻ đã qua tuổi lên 1, cho con ăn những món này càng ít càng tốt vì chúng không tốt cho sức khỏe của cơ thể, thậm chí là với người lớn.
Thay thế: Cho trẻ được 6 tháng tuổi (độ tuổi ăn dặm) làm quen với thức ăn thô được chế biến tại nhà.
Đường
Tại sao nên tránh?
- Dễ gây sâu răng
- Hình thành thói quen ăn quá ngọt không tốt cho trẻ trong tương lai
Lời khuyên: Trẻ được 12 tháng mới bắt đầu được cho đường vào đồ ăn của bé.
Thay thế: Các loại trái cây ngọt tự nhiên
Mật ong có chứa vi khuẩn Clostridium botulinum gây hại cho đường ruột của trẻ dưới 1 tuổi. (Ảnh minh họa)
Tại sao nên tránh: Cực nguy hiểm, có chứa vi khuẩn Clostridium botulinum gây hại cho đường ruột của trẻ dưới 1 tuổi
Lời khuyên: Đường ruột của trẻ sẽ hoàn thiện sau 1 năm đầu đời, lúc đó mới có thể bắt đầu cho trẻ ăn mật ong. Nếu chẳng may để trẻ dưới 1 tuổi lỡ ăn phải mật ong, theo dõi xem liệu bé có bị dị ứng, đau bụng hay gặp vấn đề tiêu hóa gì không, nếu có cần đưa bé đi gặp bác sĩ gấp.
Thay thế bằng: Các loại quả ngọt tự nhiên như xoài, chuối, đu đủ,... là đủ khiến các bé dưới 1 tuổi thích mê.
Muối
Tại sao nên tránh?
- Gây áp lực cho thận của trẻ, vốn còn non yếu
- Hình thành thói quen ăn mặn không tốt trong tương lai
Lời khuyên: trẻ 6 tháng tuổi cần ít hơn 1g muối/ngày, trẻ 7 tháng tuổi trở lên cần tối đa là 1g muối/ngày
Thay thế: Trẻ không cần bất kì nguồn thay thế nào cho muối. Thức ăn hàng ngày (sữa mẹ, sữa công thức, đồ ăn dặm) đã cung cấp đủ lượng muối trẻ cần.
Tai hại ‘giật mình’ khi để trẻ sơ sinh ngủ dưới ánh đèn (Làm Mẹ) - Nguy cơ bị cận thị cao hơn, hệ thần kinh bị ảnh hưởng,... là những tác hại ‘không ngờ’ từ đèn ngủ đối với trẻ sơ sinh. |