Trẻ em sẽ tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh nếu cứ " nghiện" công nghệ số

( PHUNUTODAY ) - Trẻ nhỏ ngày càng " nghiện" với công nghệ hiện đại. Đó là nguyên nhân dẫn đến nhiều căn bệnh như tự kỷ,... Vậy các ông bố, bà mẹ phải làm sao đây?

Công nghệ thực sự mang đến cho con người nhiều niềm vui và cung cấp kiến thức giúp cho chúng ta học hỏi được nhiều thứ hơn. Bên cạnh những mặt tích cực, thì sự ra đời và đổi mới thế hệ của hàng loạt LCD, máy tính, ipad hay điện thoại di động... cũng gây ảnh hưởng xấu nếu lạm dụng, đặc biệt khi con trẻ 'nghiện' công nghệ số.

Nói chung, chúng ta không thể phủ nhận được những cái tích cực mà công nghệ đem đến cho trẻ em. Công nghệ giúp thay đổi cách làm của con em chúng ta trong quá trình học hỏi, giải trí, mối quan hệ với bạn bè và cách cư xử trong xã hội.

v7

 Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Những mặt tích cực mà công nghệ đem tới cho trẻ

Công nghệ luôn tạo ra sự phấn khích cho các thế hệ trẻ, thế hệ tương lai của chúng ta nắm bắt nhiều hơn vào sức mạnh công nghệ, từ đó làm tiền đề cho sự phát triển khả năng, tư duy và sáng tạo hơn cho trẻ trong quá trình học tập. Nhờ đó, trẻ được khuyến khích để tạo ra nhiều sáng kiến mới hơn và tốt hơn. 

Công nghệ, nhất là Internet cung cấp một số lượng lớn các kiến thức và trẻ em có quyền truy cập để tiếp thu nhiều thông tin này. Phần mềm máy tính, thiết kế đặc biệt cho việc học tập, cũng có thể là một công cụ tuyệt vời để sử dụng trong học tập phát triển và sáng tạo.

Tác động tiêu cực đến trẻ

Ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ

Việc trải qua nhiều giờ và liên tục sử dụng máy tính, ipad, điện thoại hay xem tivi làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như suy giảm thị lực, tim mạch, béo phì, mất ngủ...Béo phì có thể dẫn đến các bệnh như tự ti, trầm cảm, tiểu đường, và các bệnh này không những tốn kém để điều trị mà còn hết sức nguy hiểm khi tuổi đời của các em còn quá nhỏ.

Nếu trẻ nhỏ quá say mê công nghệ số thì hầu như chúng khó kiểm soát được bản thân và không ý thức hay lường trước các nguy cơ như người lớn. Chúng 'nghiện ngập' đến mức có thể liên tục cầm iphone trên tay để chơi game hay ngồi xem video hàng giờ trên ipad. 

Một tác động không tốt của công nghệ đến trẻ em đó là thiếu tính kiên trì. Thực sự, các giáo viên khi giảng dạy cho trẻ vẫn mong các em tự biết cách sử dụng tư duy của mình để suy nghĩ. Nhưng ngược lại trẻ lại dựa dẫm vào những cái đã có sẵn thông qua mạng internet. Có lẽ "tiến sỹ Google" là một phương pháp học mà các em chủ yếu lựa chọn, điều này quả thật không phải là một điều tốt khi trẻ đang trong độ tuổi dần phát triển trở thành người lớn.

Ảnh hưởng đến những mối quan hệ xung quanh trẻ

Ngày nay, hầu như các bậc cha mẹ không có nhiều thời gian chơi đùa với con cái. Do họ phải thường xuyên làm việc và khi bố mẹ đi làm về họ lại vùi đầu vào công việc nhà nên rất ít thời gian để vừa làm công việc nhà, vừa trò chuyện hay chơi với con. Còn khi trẻ đi học về thì lại cúi đầu vào chơi game, xem truyền hình, chat với bạn bè trên facebook hoặc truy cập vào những trang web có nội dung không lành mạnh. Dần dần chúng cảm thấy không thể thiếu và rời xa được những thói quen này; cảm giác gần gũi, trò chuyện với bố mẹ sẽ dần mất đi. Đến lúc đó thì trẻ sẽ thụ động, thậm chí việc nghe lời bố mẹ sẽ là một điều rất khó khăn cho bất kỳ bậc phụ huynh nào.

Nhiều trẻ đang dành phần lớn thời gian chơi điện tử, xem truyền hình và sử dụng các mạng xã hội như facebook, zalo, viber,…và chỉ như độc thoại một mình. Vì vậy, chúng chỉ dành rất ít thời gian để giao tiếp với các bạn đồng trang lứa hay bạn bè ở lớp. Khiến khả năng giao tiếp của các bé bị hạn chế đi.

Cách khắc phục

v8

 Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Bố mẹ nên lập thời khóa biểu cho con và hướng dẫn con mình thực hiện theo lịch trình đã đề ra, trong đó có những khoảng thời gian dành cho việc tập thể dục nâng cao sức khỏe (như gửi trẻ đến các trung tâm thể dục, tập võ, múa hát nhằm giúp trẻ có thể vận động nâng cao thể lực…).

Cha mẹ nên dành nhiều thời gian với con cái sau khi đi làm về, học tập và vui chơi cùng con. Nên tìm hiểu những kiến thức mới, giải thích cho con những điều hay, lẽ phải,... Bạn sẽ tạo ra một mối liên kết mạnh mẽ giữa bạn và con cái của bạn, để chúng cảm thấy tự tin, gần gũi, biết chia sẻ nhiều điều hơn trong học tập, cũng như trong cuộc sống. 

Theo:  khoevadep.com.vn