Khế có hai loại là chua và ngọt. Chúng ta hoàn toàn có thể phân biệt hai loại khế này bằng màu hoa, lá và quả của nó. Đối với khế ngọt, quả khế bé có màu vàng ươm khi chín, hoa rũ màu hồng, lá màu xanh nhạt. Đối với khế chua, đọt cây màu đỏ sẫm, quả chính màu vàng nhạt, lá màu xanh tối, hoa đỏ sẫm.
Hầu hết những cây khế đều là những cây to cao để ăn quả. Nhưng ngày nay xuất hiện thêm loại khế Bonsai được trồng trong chậu để làm đẹp cho căn nhà. Khế không những dùng để che mát, ăn quả mà trong y học nó còn là một bài thuốc hữu hiệu. Đặc biệt là quả khế, nó được dùng chữa nhiều bệnh như hạ sốt, cầm máu, giảm bệnh trĩ, lợi tiểu….
Ý nghĩa phong thủy của cây khế
Hầu hết cây khế trước nay đều được trồng với mục đích ăn quả và bóng mát nhưng thực chất ít ai để ý loại cây này cũng mang ý nghĩa phong thủy. Trong phong thủy người ta thường coi trọng tên và bề ngoài của cây nên cây khế là loại bị nhiều hàm oan nhất vì cái tên không mấy đẹp.
Theo người xưa khế là cái tên không đẹp cộng với hình dạng quả theo họ là xấu xí nên thường kỵ trồng loại cây này. Hầu hết nhiều gia chủ trồng cây khế chỉ biết tính năng phủ mát và ăn quả của ngôi nhà mà không biết nó còn mang ý nghĩa phong thủy.
Thực chất cây khế trong phong thủy mang sự may mắn, phát triển thịnh vượng, đầy đủ vì trái chín ngã vàng lại mang hình ngôi sao 5 cánh may mắn.
Có nên trồng cây khế trước nhà?
Trong phong thủy, việc bố trí cây cối trước cửa nhà rất được xem trọng. Nếu trồng cây không cẩn trọng sẽ ảnh hưởng đến vận may của gia chủ. Theo đó, cửa nhà là nơi đón vận khí vào nhà, nơi đón tài lộc, may mắn. Chính vì vậy, khi trồng bất kỳ một cây nào cũng sẽ chắn lối đi, cản trở những luồng dương khí vào nhà.
Cây khế cũng vậy, nó vốn là loài cây lớn, cành lá sum sê nên khi trồng trước nhà cần cân nhắc về khoảng đất đủ rộng hay không và cần thường xuyên cắt tỉa giúp không gian luôn thoáng đãng. Nên chọn khế bonsai thay vì khế truyền thống vì dễ cắt tỉa và ít tốn diện tích đất hơn.
Bạn cũng có thể trồng khế ở một số vị trí khác nhau trong sân vườn hoặc sau nhà để tạo bóng mát, thẩm mỹ.
Hoặc bạn có thể trồng hẳn sang 2 bên cạnh nhà, miễn không chắn lối đi là tốt nhất.
Cách chăm sóc cây khế ngọt ra quả nhiều và ngọt đậm
Cắt tỉa cây khế sao cho khung tán rộng, cành phân bố đều trong tán không cho nắng rọi vào thân chính. Khi cây lớn, сành quá dày thì nên tỉa bớt cho tán cây thông thoáng: Bỏ bớt cành già, cành mọc chen chúc, cành sâu bệnh, сành yếu… Thời gian cắt tỉa thích hợp là vào sau vụ thu hoạch quả, trước lúc ra hoa.
Cây khế to, thân dễ bị ánh nắng trực xạ làm nứt vỏ cho nên chú ý tạo tán đủ lá che phủ cho thân cây. Kinh nghiệm cho biết nêu chôn xáс súc vật dưới tán cây khế cũng tạo cho chất lượng quả tốt hơn.
Trong thời gian cây khế nuôi quả, không nên bón đạm mà nên bón K, tro bếp, vôi bột để cải thiện chất lượng quả. Nếu gần vườn khế ngọt có những сây khế chua thì có thể xảy ra hіện tượng thụ phấn chéo làm cho quả khế ngọt giảm chất lượng
Mỗi năm sau đợt thu quả (cuối năm) bón cho mỗi gốc 20-30kg phân chuồng. Khi còn nhỏ bón cho mỗi cây 400-500g phân NPK (tỷ lệ là 10:12:7 hay 16:16:8). Cây bắt đầu cho quả có thể bón tăng thêm liều lượng 500-800g/câу (15:15:15). Chú ý tăng cường phân kali.
Với câу khế lớn cho nhiều quả bón 3-4kg phân NPK hỗn hợр/cây, сhia ra 3-4 lần trong năm. Cách nhau 3-4 tháng bón một lần.