Cây lưỡi hổ được mệnh danh là “máy lọc không khí”, giúp hấp thụ bụi bẩn và những khí độc hại trong nhà. Theo phong thủy, cây còn có khả năng xua đuổi tà mà và những điều xui xẻo, mang lại may mắn và tài lộc cho gia chủ, giúp gia đạo êm ấm, ít gặp thị phi.
Nhiều người thích trồng lưỡi hổ nhưng không phải ai cũng biết chăm sóc loại cây này đúng cách. Thực tế cây lưỡi hổ không khó trồng, chỉ cần bạn càng lười những việc này cây càng phát triển tốt, chồi non thi nhau xé đất mọc lên.
Lười tưới nước
Kiểm soát việc tưới nước là yếu tố quan trọng khi chăm cây lưỡi hổ. Thay vì tưới nước liên tục thì bạn hãy lười một chút, nhất là với những cây lưỡi hổ đặt trong nhà. Lý do là ở trong nhà khả năng thông gió không tốt lắm, tốc độ thoát hơi nước chậm.
Sau khi tưới nước đất sẽ cần nhiều thời gian hơn để khô. Nên khi tưới cũng cần tưới ít hơn.
Đối với cây trồng ngoài trời, tốc độ đất khô nhanh hơn nên bạn có thể tưới nước nhiều hơn. Nhưng bạn chỉ nên tưới nước khi mặt đất đã se khô, khoảng 1 lần/tuần là được.
Lười cho cây phơi nắng
Có rất nhiều loài cây cần được tắm nắng để phát triển nhưng cây lưỡi hổ không nằm trong số đó. Tất nhiên, cây lưỡi hổ vẫn cần ánh sáng mặt trời để quang hợp. Nếu bạn cứ đặt trong góc tối một thời gian dài thì cây sẽ héo úa, các viền vàng trên lá sẽ nhạt màu, làm giả giá trị làm cảnh của cây.
Nhưng bạn cũng tuyệt đối không cho cây tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Thường thì bạn có thể đặt ở mặt trong của ban công hướng Nam, nơi không có ánh nắng chiếu trực tiếp. Mùa hè có thể đặt cây ở ban công hướng Bắc, nơi không có ánh nắng trực tiếp chiếu vào và khá thoáng gió.
Mùa đông thì nên đặt cây lưỡi hổ ở nơi có ánh nắng mặt trời. Nhưng bạn cần cẩn thận kẻo cây bị đóng băng. Nếu nhiệt độ thấp hơn 10 độ thì hãy mang cây lưỡi hổ ra ngoài phơi nắng kẻo gây ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng và phát triển của cây.
Lười bón phân
Cây lưỡi hổ không cần nhiều chất dinh dưỡng như những cây trồng khác, tốc độ tăng trưởng cũng không nhanh. Vì vậy chỉ cần bón phân 1-2 lần/năm là đủ. Bên cạnh đó bạn cũng không cần thay chậu hay thay đất thường xuyên. Trừ khi lá đã đầy hậu hoa, chồi bên quá nhiều thì lúc này bạn có thể nhanh chóng chia tách ra thành 2 chậu.
Phân bón có thể dùng phân hữu cơ hoặc phân tan chậm, không nên bón quá nhiều và không cần bón thường xuyên.