Trong hậu cung ba ngàn giai lệ, Càn Long yêu vị phi tần nào nhất?

22:10, Thứ tư 07/08/2024

( PHUNUTODAY ) - Nhìn vào số con mà vị phi tần này sinh cho Càn Long, chúng ta cũng thấy được sự ưu ái của nhà vua đối với nàng.

Chuyện thâm cung bí sử của các vua nhà Thanh luôn là đề tài được sách truyện, phim ảnh khai thác. Trong đó, câu chuyện của Càn Long xuất hiện khá nhiều lần. Ông là vị hoàng đế anh minh nổi tiếng thời Mãn Thanh. Ngoài ra, Càn Long còn được biết đến là người đào hoa, đa tình, xung quanh có nhiều mỹ nữ.

Theo sử sách, Càn Long từng lập 3 hoàng hậu, 40 phi và hàng trăm quý nhân, thường tại, đáp ứng. Trong hậu cung ba ngàn giai lệ như vậy, Càn Long yêu ai nhất?

Người được Càn Long yêu thương, sủng ái nhất được cho là Lệnh phi - Huế Hiếu Nghi Thuần Hoàng hậu Ngụy thị. Bà là con gái của Nội quản Ngụy Thanh Thái, tên thật là Ngụy Tiểu Ngọc. Gia tộc của bà vốn xuất thân từ Hán tộc, là Chính Hoàng kỳ Bao y, là tầng lớp phục vụ hoàng thất Mãn Châu. Sau này, khi gia nhập Mãn Châu, Ngụy thị được đổi thành Ngụy Giai thị.

Nhân vật Lệnh phi từng được tái hiện trong rất nhiều phim ảnh của Trung Quốc.

Nhân vật Lệnh phi từng được tái hiện trong rất nhiều phim ảnh của Trung Quốc.

Sử sách nói rằng bà là người xinh đẹp, có hiểu biết, giỏi cầm kì thi họa. Lệnh phi chính là người được Càn Long coi trọng, sủng ai nhất, xem như là tri kỉ bên mình. 

Ngụy thị sinh vào năm Ung Chính thứ 5 (tức là năm 1727), Năm 1745, lúc vừa tròn 18 tuổi, bà vào cung làm Quý nhân. Tháng 11 năm Càn Long thứ 10 được phong làm Lệnh tần. Phong hiệu của Ngụy thị được chọn là Lệnh. Xét Mãn tự, chữ "Lệnh" có nghĩa là "thông tuệ", "sáng suốt". Đến năm Càn Long thứ 30, Ngụy thị được tấn phong làm Hoàng Quý phi.

Lệnh phi hiểu được tâm tư, suy nghĩ và cả những khoảng lặng của nhà vua.

Năm 1766, Kế Hoàng hậu Ô Lạt Nạp Lạt thị (vị hoàng hậu thứ hai được Càn Long sắc phong) qua đời. Sau đó, nhà vua không sắc phong thêm bất cứ phi tần nào làm Hoàng hậu. Ở thời điểm đó, Ngụy thị chính là phi tử có cấp bậc cao nhất, có quyền quản lý việc hậu cung, thực hiện các chức trách, bổn phận như Hoàng hậu.

Lệnh phi thương được Càn Long đưa đi cùng trong các chuyến tuần du phía nam sông Dương Tử, Thái Sơn và Nhiệt Hà.

Đến năm Càn Long thứ 40 (tức năm 1775), Ngụy thị mất, hưởng thọ 49 tuổi, thụy hiệu là Lệnh Ý Hoàng Quý phi.

Ngụy thị và vua Càn Long có 6 người con. Sự sủng ái của Càn Long đối với Lệnh phi còn thể hiện ở việc nhà vua đưa con trai của bà là Thập ngũ A Ca Ngung Diễm làm Hoàng thái tử (chính là vua Gia Khánh sau này). Đến tháng 9 năm Càn Long thứ 60, Ngung Diễm trở thành Hoàng thái tử. Tháng 10 năm đó, Lệnh Ý Hoàng Quý phi Ngụy thị được truy phong là Hiếu Nghi Thuần Hoàng hậu.

Khi Lệnh phi mất, Càn Long vì thương tiếc đã ngừng triều để tang trong 5 ngày. Bên cạnh đó, ông còn viết một bài thơ tưởng nhớ bà có tên là "Lệnh ý Hoàng quý phi vãn thi". Lệnh phi cũng là người cuối cùng được hợp táng với Càn Long tại địa cung.

Sau này, khi dọn dẹp địa cung Dụ lăng (nơi chôn cất của vua Càn Long), người ta phát hiện ra một thi thể nữ còn nguyên vẹn và phỏng đoán đây chính là Lệnh Ý Hoàng quý phi (sau được truy phong là Hiếu Nghi hoàng hậu) mẹ đẻ của hoàng đế Gia Khánh. Điều bí ẩn là trong lăng mộ này có tất cả 6 ngôi mộ. Trong đó, có người được nhập táng trước bà, có người đến sau bà, có người nhiều tuổi hơn, có người trẻ tuổi hơn nhưng 5 người khác đã hóa thành xương cốt, chỉ duy nhất thi thể được cho là của Lệnh nghi hoàng quý phi gần như còn nguyên vẹn. Đây là điều mà người ta không thể giải thích được.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Thanh Huyền
Từ khóa: càn long Lệnh phi