Từ 15/9/2023: Đối tượng duy nhất được tăng lương hưu, trợ cấp BHXH, người dân nắm để không bị thiệt thòi

( PHUNUTODAY ) - Theo quy định thì kể từ 15/9/2023 có đối tượng dưới đây sẽ được tăng lương hưu và tiền trợ cấp BHXH người dân nên biết để không mất quyền lợi:

Lương hưu hay còn gọi là khoản trợ cấp hưu trí cho những người tham gia bảo hiểm được chi trả bắt đầu từ khi nghỉ hưu cho đến lúc mất.

Theo quy định thì kể từ 15/9/2023 có đối tượng dưới đây sẽ được tăng lương hưu và tiền trợ cấp BHXH người dân nên biết để không mất quyền lợi:

Điều 1. Đối tượng áp dụng

Cán bộ xã, phường, thị trấn già yếu đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 130-CP ngày 20 tháng 6 năm 1975 của Hội đồng Chính phủ bổ sung chính sách, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ xã và Quyết định số 111-HĐBT ngày 13 tháng 10 năm 1981 của Hội đồng Bộ trưởng về việc sửa đổi, bổ sung một số chính sách, chế độ đối với cán bộ xã, phường (sau đây gọi là cán bộ xã già yếu đã nghỉ việc).

tangluong

Điều 2. Điều chỉnh mức trợ cấp hằng tháng

Từ ngày 01 tháng 7 năm 2023, thực hiện điều chỉnh mức trợ cấp hằng tháng đối với cán bộ xã già yếu đã nghỉ việc theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 42/2023/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng như sau:

1. Tăng thêm mức trợ cấp hằng tháng trên mức trợ cấp được hưởng tại thời điểm tháng 6 năm 2023 đối với các đối tượng quy định tại Điều 1 Thông tư này.

Mức trợ cấp hàng tháng được hưởng từ ngày 01 tháng 7 năm 2023 tính theo công thức sau:

Mức trợ cấp hằng tháng được hưởng từ ngày 01 tháng 7 năm 2023 = Mức trợ cấp được hưởng tại thời điểm tháng 6 năm 2023 x 1.125

Trong đó: Mức trợ cấp được hưởng tại thời điểm tháng 6 năm 2023 là mức trợ cấp quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư số 02/2022/TT-BNV ngày 29 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện điều chỉnh mức trợ cấp hằng tháng từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 đối với cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc theo Quyết định số 130-CP ngày 20 tháng 6 năm 1975 của Hội đồng Chính phủ và Quyết định số 111-HĐBT ngày 13 tháng 10 năm 1981 của Hội đồng Bộ trưởng.

2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2023, sau khi điều chỉnh mức trợ cấp hằng tháng đối với cán bộ xã già yếu đã nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều này mà có mức trợ cấp được hưởng thấp hơn 3.000.000 đồng/tháng thì được điều chỉnh tăng thêm như sau:

a) Tăng thêm 300.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức hưởng trợ cấp hằng tháng dưới 2.700.000 đồng/người/tháng;

b) Tăng lên bằng 3.000.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức hưởng trợ cấp hằng tháng từ 2.700.000 đồng/người/tháng đến dưới 3.000.000 đồng/người/tháng.

3. Căn cứ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, cán bộ xã già yếu đã nghỉ việc được hưởng mức trợ cấp hằng tháng từ ngày 01 tháng 7 năm 2023 (đã làm tròn số) như sau:

a) Đối với cán bộ nguyên là Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Bí thư, Phó Chủ tịch, Thường trực Đảng ủy, Ủy viên thư ký Ủy ban nhân dân, Thư ký Hội đồng nhân dân xã, Xã đội trưởng, Trưởng công an xã: 3.000.000 đồng/tháng;

b) Đối với các chức danh còn lại: 2.817.000 đồng/tháng.

Điều 3. Tổ chức thực hiện

1. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện việc chi trả trợ cấp hằng tháng từ ngày 01 tháng 7 năm 2023 theo hướng dẫn tại Thông tư này đối với các đối tượng thuộc phạm vi quản lý.

2. Nguồn kinh phí thực hiện điều chỉnh mức trợ cấp hằng tháng đối với cán bộ xã già yếu đã nghỉ việc theo, quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 42/2023/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiếm xã hội và trợ cấp hằng tháng.

Điều 4. Hiệu Iực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2023.

2. Chế độ quy định tại Thông tư này được thực hiện kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2023.

3. Thông tư này thay thế Thông tư số 02/2022/TT-BNV ngày 29 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện điều chỉnh mức trợ cấp hằng tháng từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 đối với cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc theo Quyết định số 130-CP ngày 20 tháng 6 năm 1975 của Hội đồng Chính phủ và Quyết định số 111-HĐBT ngày 13 tháng 10 năm 1981 của Hội đồng Bộ trưởng.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các Bộ, ngành, địa phương phản ánh về Bộ Nội vụ để nghiên cứu, giải quyết.

Trước đó, Chính phủ ban hành Nghị định số 42/2023/NĐ-CP điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng được thực hiện từ 1/7.

Theo đó, từ 1/7, tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng từ 12,5% đến 20,8%.

Tăng thêm 12,5% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng của tháng 6 đối với các đối tượng quy định đã được điều chỉnh theo Nghị định số 108/2021 của Chính phủ điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng.

Tăng thêm 20,8% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng của tháng 6 với các đối tượng quy định chưa được điều chỉnh theo Nghị định số 108/2021.

Theo Nghị định 42, người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng theo quy định, sau khi điều chỉnh có mức hưởng thấp hơn 3 triệu đồng/tháng được điều chỉnh tăng thêm.

Cụ thể, tăng thêm 300.000 đồng/người/tháng với những người có mức hưởng dưới 2,7 triệu đồng/người/tháng.

Tăng lên bằng 3 triệu đồng/người/tháng đối với những người có mức hưởng từ 2,7 triệu đồng/người/tháng đến dưới 3 triệu đồng/người/tháng.

Lộ trình tăng lương cơ bản đến năm 2025

Theo tinh thần của Nghị quyết về cải cách tiền lương từ năm 2021 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 như sau:

* Đối với khu vực công

- Từ năm 2021: Áp dụng chế độ tiền lương mới thống nhất đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang trong toàn bộ hệ thống chính trị.

Năm 2021, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.

Định kỳ thực hiện nâng mức tiền lương phù hợp với chỉ số giá tiêu dùng, mức tăng trưởng kinh tế và khả năng của ngân sách nhà nước.

- Đến năm 2025: tiền lương thấp nhất (còn gọi là lương cơ bản) của cán bộ, công chức, viên chức cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.

- Đến năm 2030: tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng cao nhất của khu vực doanh nghiệp.

* Đối với khu vực doanh nghiệp

- Từ năm 2021: Nhà nước định kỳ điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng Tiền lương quốc gia.

Các doanh nghiệp được thực hiện chính sách tiền lương trên cơ sở thương lượng, thoả thuận giữa người sử dụng lao động với người lao động và đại diện tập thể người lao động và Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào chính sách tiền lương của doanh nghiệp.

Đến năm 2025 sẽ thực hiện quản lý lao động, tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước theo phương thức khoán chi phí tiền lương gắn với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và vào năm 2030 sẽ tiến tới giao khoán nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Như vậy theo Nghị quyết 27, đến năm 2025:

- Lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức đến năm 2025 sẽ cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.

- Trong doanh nghiệp nhà nước thực hiện quản lý lao động, tiền lương theo phương thức khoán chi phí tiền lương gắn với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.

Tuy nhiên, do tác động của đại dịch Covid-19, kế hoạch cải cách tiền lương tại Nghị quyết 27 đáng ra sẽ thực hiện từ năm 2021 đã phải hoãn lại.

Theo Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 thì việc cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW sẽ chưa được thực hiện trong năm 2023 này.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link