Uống một ly rượu, 1 cốc bia có bị xử phạt lỗi nồng độ cồn?
Rất nhiều người dân kiến nghị lên Bộ Công an về việc uống một cốc bia, một ly rượu không thể khiến con người ta mất đi lý trí tới mức không thể điều khiển phương tiện giao thông như xe máy, ô tô dẫn tới tai nạn được. Chính vì vậ, đề nghị Bộ Công an cần có mức phạt sao cho thấu tình đạt lý để tránh thiệt thòi cho người dân.
Tuy nhiên trước kiến nghị này của các cử tri và người dân thì các chuyên gia có sự cho biết. Theo đó, việc thổi nồng độ cồn với người điều khiển phương tiện giao thông không nằm ở việc bạn uống bao nhiêu bia rượu. Nguyên nhân chính là thể trạng của mỗi con người là khác nhau có những người uống nhiều không say, nhưng có người chỉ một ly cũng sai. Đặc biệt, khi đã điều khiển phương tiện giao thông là ô tô, xe máy nếu người dân đã lái xe tuyệt đối không được phép sử dụng rượu bia; còn đối với xe máy và motor, con số cho phép là không vượt quá 50mg/100ml máu hoặc dưới 0,25mg/1L khí thở.
Như vậy, về cơ bản thì đã uống bia, rượu là không được phép lái ô tô. Sẽ không có chuyện uống ít hoặc uống nhưng "cảm thấy đủ tỉnh táo" nên vẫn điều khiển xe.
Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), một đơn vị uống chuẩn chứa 10g cồn tương ứng với: 1 chén rượu mạnh 40 độ (30ml); 1 ly rượu vang 13,5 độ (100ml); 1 vại bia hơi (330ml); hoặc 3/4 chai (lon) bia 5% (330ml).
Như vậy, để không bị thổi phạt về lỗi vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông, người điều khiển xe máy, xe mô tô hay ô tô tuyệt đối không nên uống quá 2 đơn vị uống chuẩn, tương đương với 1,5 lon bia hoặc 2 ly rượu.
Lưu ý: Đây là chỉ số quy chuẩn được nghiên cứu trên những người bình thường còn thể trạng cơ thể của mỗi người là hoàn toàn khác nhau, nên có những người dù chỉ uống 1 ly rượu, 1 cốc bia nhưng nồng độ cồn hiện lên cũng nhiều hơn so với quy định. Bởi vì nồng độ cồn trong máu/khí thở còn phụ thuộc vào cả các yếu tố như: cân nặng của người uống, tốc độ uống, thời gian uống và loại đồ uống.
Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn cho bản thân mình và người xung quanh. Đồng thời, tránh việc bị CSGT xử phạt hành chính thì người dân khi xác định điều khiển xe máy, ô tô hay bất cứ phương tiện giao thông nào khác đều không nên uống rượu bia, dù ít hay nhiều.
Bí quyết để giảm nồng độ cồn nhanh
Theo các chuyên gia nếu bạn muốn giảm nồng độ cồn nhanh chóng về 0 thì có thể áp dụng những cách sau:
Sử dụng trái cây: Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì trái cây tốt sau khi uống bia rượu là quýt. Bạn ăn một vài trái quýt hoặc ép trái quýt lấy nước uống sẽ giúp thanh nhiệt, giải độc, giải bia rượu vô cùng tốt.
Giải rượu với rau má: Nếu bạn muốn giải rượu nhanh bạn dùng 100g rau má tươi, 2 quả chanh, 1g muối ăn. Rau má tươi rửa sạch, giã nhỏ, ép lấy nước cốt, vắt thêm nước chanh trộn đều thêm muối. Mỗi lần uống 150-300ml.
Giải rượu bằng chanh tươi: Nước chanh tươi chính là cách giải rượu tốt được nhiều dân áp dụng. Bạn hãy dùng 1 quả chanh tươi, vắt lấy nước cho uống hoặc thái mỏng cho ăn luôn cả quả.
Bên cạnh đó, sau uống rượu bạn nên uống nhiều nước là biện pháp đơn giản nhưng khiến bạn cảm thấy dễ chịu, nhanh đào thải cồn trong máu giúp bạn giảm nồng độ cồn nhanh hơn.