Từ vụ bé trai 33 ngày tuổi bị s.át h.ại: Trầm cảm sau sinh nguy hiểm không khác nào ung thư giai đoạn cuối

12:24, Thứ năm 15/06/2017

( PHUNUTODAY ) - Từ vụ bé trai 33 ngày tuổi bị s.át h.ại: Trầm cảm sau sinh nguy hiểm không khác nào ung thư giai đoạn cuối, ai ai cũng đừng bỏ qua - vì nó có thể cứu được mạng người.

tram-can

 

Trầm cảm sau sinh thực chất không phải là chứng bệnh hiếm gặp. Theo một thống kê công bố gần đây, tỷ lệ phụ nữ bị trầm cảm chiếm khoảng 15% trong 3 tháng đầu và 15 - 25% trong 12 tháng sau sinh.

Tuy nhiên, các biểu hiện trầm cảm ban đầu thường không được gia đình ghi nhận và để ý. Chỉ đến khi nhiều hậu quả đau lòng xảy ra, người ta mới nghĩ lại về các dấu hiệu gợi báo của bệnh.

Về cơ bản, trầm cảm sau sinh là tình trạng rối loạn cảm xúc tiêu cực, liên quan đến những suy nghĩ, cảm giác mệt mỏi, buồn chán và lo lắng xuất hiện sau sinh. Dạng trầm cảm này có thể nhẹ, vừa hoặc nặng, có thể thoáng qua hoặc kéo dài, thậm chí có thể không tự hết nếu không có biện pháp can thiệp.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc chị em sau khi sinh rơi vào tình trạng stress nặng. Từ việc không được quan tâm chăm sóc, chưa chuẩn bị tâm lý sẵn sàng làm mẹ, hoàn cảnh khó khăn hoặc đã từng bị sảy thai, đến nguyên do gia đình có người có tiền sử về thần kinh…

Sau khi “vượt cạn” một số bà mẹ mắc chứng trầm cảm nhẹ thường chỉ có tâm trạng đau buồn, suy sụp, tự ti. Nhưng cũng có một số trường hợp biểu hiện mức độ nguy hiểm như có ý tưởng muốn tự sát hoặc những hành động sát hại chính con mình.

Bởi khi mắc trầm cảm người mẹ mất khả năng chăm sóc trẻ an toàn không điều trị kịp thời diễn biến bệnh càng xấu hơn, không kiểm soát được hành vi.

Triệu chứng điển hình của trầm cảm sau sinh

tram-cam-sau-sinh-2

 Nhà thiết kế trang sức nổi tiếng Anh Felicia Boots bên chồng năm 2014, sau 2 năm ở viện tâm thần điều trị vì ra tay sát hại 2 con nhỏ lúc trầm cảm sau sinh

Các triệu chứng của bệnh trầm cảm có thể xuất hiện vào bất kỳ thời điểm nào đó trong năm đầu sau sinh, bao gồm các triệu chứng thường gặp sau:

1. Mất ngủ : khó vào giấc ngủ, hay thức giấc giữa đêm không ngủ được nữa, hoặc thức dậy từ 2 - 3 giờ sáng kèm theo bồn chồn khó chịu (có khi ngủ nhiều quá mức).

2. Chán ăn : ăn ít, ăn không ngon, không thích ăn, sợ ăn (có khi ăn nhiều quá mức), không ăn, sút cân.

3. Ngại giao tiếp với người khác, trở nên ít nói bất thường, lười vận động.

4. Cảm thấy bốn chồn lo âu, đứng ngồi không yên, đau đầu, đau mỏi toàn thân, đau ngực, táo bón, sợ lạnh.

5. Cảm thấy mệt mỏi, suy nghĩ chậm chạp, buồn rầu, mất hứng thú làm việc, mất hứng thú giải trí hàng ngày (thể thao, xem tivi, sách báo, phim...). Cảm thấy xung quanh buồn rầu ảm đạm, thời gian kéo dài lê thê.

6. Bi quan lo lắng về tương lai cho bản thân và gia đình, sợ điều xấu xảy ra cho bản thân và gia đình.

7. Nghĩ rằng mình không xứng đáng với bản thân và xung quanh. Cho rằng mình phạm nhiều khuyết điểm, tội lỗi, không muốn tiếp xúc với ai.

8. Nghĩ rằng mình không xứng đáng được ăn, không xứng đáng được sống, cho rằng mình là gánh nặng cho mọi người.

9. Có ý nghĩ chết chóc, muốn tự sát bằng thuốc ngủ, treo cổ, nhảy lầu, đâm vào xe... hay đã có lần tự sát.

10. Giảm khả năng tập trung, do dự và giảm hay rất thèm muốn quan hệ tình dục.

chia sẻ bài viết
Theo:  khoevadep.com.vn copy link
Tác giả: Ngọc Lê