Hoa cẩm tú cầu là loài hoa được nhiều người yêu thích vì bông to xinh xắn. Chúng cũng là loại hoa vô cùng đặc biệt. Hoa cẩm tú cầu mang ý nghĩa hạnh phúc, hài lòng. Những người yêu tặng nhau cẩm tú cầu thể hiện sự chân thành. Người trồng cẩm tú cầu trong nhà mưu cầu hạnh phúc thỏa mãn thành công.
Cẩm tú cầu là cây không chịu được nắng, ưa bóng và dễ sống. Có thể ngắt cành là trồng được cẩm tú cầu. Loại cây này sống được cả trên đất chua, đất trung tính hoặc đất kiềm. Vì thế trồng cẩm tú cầu trong nhà rất dễ và được nhiều người yêu thích. Màu săc của cẩm tú cầu đa dạng. Chỗ hay của hoa là màu sắc này xuất hiện trên một cây một chậu và do con người điểu chỉnh được chứ không phải là do chúng ta mua cây giồng màu hoa gì. Do đó cùng trong chậu tú cầu đó, bạn thay đổi cách chăm sóc sẽ cho ra lứa hoa, những bông hoa có màu khác nhau.
Cách tưới để đổi màu hoa cẩm tú cầu
Tính chất màu sắc của hoa cẩm tú cầu phụ thuộc vào độ pH (chua, hay kiềm hay trung tính) của đất mà hoa ra màu khác nhau. Nếu đất có tính axit chua thì càng axit hoa càng xanh đậm. Nếu đất có tính kiềm thì hoa chuyển màu hoa cà hoặc hồng và đỏ tùy theo độ pH tăng lên bao nhiêu. Đất trung tính thì hoa màu trắng.
Dó đó bạn hãy tưới nước cho tú cầu tùy theo màu hoa bạn thích.
Khi muốn có hoa màu xanh, tăng tính axit cho đất bằng việc tưới giấm hoặc bón aluminum sulfate hay còn gọi là nhôm sulfate, mỗi tháng một lần vào tháng 3,4,8,9,10 theo chỉ dẫn của nhà sản xuất… Màu xanh này sẽ đậm nhạt tùy theo nồng độ chua khác nhau. Nước dấm nên là dấm sạch và nếu hứng được nước mưa thì bạn nên tưới nước mưa cho cây, để kiềm chế giúp giảm độ pH của đất. Bạn cũng có thể dùng đinh gỉ cắm xung quanh gốc cây.
Khi muốn hoa sang màu hoa cà hay hồng, đỏ thì bạn làm tăng độ pH của đất bằng cách tưới thêm nước kiềm, hoặc vôi. Bón thêm tro trấu cũng làm tăng kiềm cho đất. Bạn hãy mua vôi bột ngoài hàng về tưới và dùng phân có độ phosphate cao. Khi độ pH tăng thì màu hoa chuyển dần từ xanh sang hoa cà, lên hồng lên đỏ.
Muốn hoa có màu trắng hãy duy trì độ pH của đất là 7.
Để đo độ pH của đất bạn có thể dùng thiết bị hoặc giấy quỳ để đo để có thể bón với liều lượng hợp lý hơn.
Cách trồng và chăm sóc cẩm tú cầu
Hoa cẩm tú cầu có thê trồng bằng hạt hoặc giâm cành nhưng thường dùng là phương pháp giâm cành. Bạn ngắt cành và giâm vào đất, cành sẽ ra rễ và lên lá. Hoa cấm tú cầu không chịu được nắng gắt nên bạn hãy trồng vào mùa xuân hoặc ngày thu đông mát mẻ.
Để giâm cành, bạn cắt một đoạn dài 30-40cm, phần cành có vỏ hơi già ngả màu đỏ. Bạn bỏ toàn bộ lá để cành không bị mất nước. Sau đó ngâm cành cẩm tú cầu vào trong nước kèm theo thuốc kích thích ra rễ rồi cắm xuống đất để cố định. Sau một tháng cây con sẽ mọc lá mới và phát triển khỏe.
Tưới nước cho cẩm tú cầu: Bạn cần tưới nước thường xuyên để cây không bị héo và tăng khả năng ra hoa.
Tỉa cành: Khi cây phát triển được một thời gian và đã có tán rộng thì nên tỉa bớt những cành cây không phát triển, cành già và cành gầm. Bạn cứ đợi hết hoa thì tỉa càng.
Bón phân: Bón phân 1 hoặc 2 lần trong năm vào cuối đông, đầu xuân. Lượng phân bón thay đổi theo kích thước của cây. Bạn nên đặt phân bón xa gốc cây và tưới sau khi bón. Tuyệt đối không để phân bón rơi vào lá cây. Bạn giâm cành được 6 tuần hãy bón phân. Sau đó cho phân tan chậm. Để mong muốn cây ra hoa màu gì thì kiểm tra độ pH của đất và thực hiện tưới nước như bước trên.