Thương đứa này hơn đứa kia, đẩy con cái vào tranh giành lợi ích và xâu xé lẫn nhau
Dù dặn lòng phải yêu thương các con như nhau, không thiện vị đứa nào nhưng trong trái tim cha mẹ đôi lúc vẫn có sự thiên vị.
Khi còn nhỏ, con cái cũng nhìn ra điều này nhưng chúng sẽ không nghĩ nhiều. Suy cho cùng, cha mẹ vẫn là những con người, không phải thần thánh cao siêu mà cả đời có thể giữ thăng bằng cho hai bát nước không bên nào thất thoát dù chỉ một giọt.
Tuy nhiên trẻ nhỏ lại nhạy cảm với tình yêu thương của cha mẹ, đứa con nào được yêu thương nhiều sẽ tỏ ra kiêu ngạo. Từ đó trong nuông chiều sinh ra đứa trẻ hoang đàng, trong thiên vị đẻ ra đứa trẻ hay ganh tị.
Cha mẹ đến tuổi trung niên, sức có hạn, dần phải buông tay nhiều thứ. Đứa con quen chiều sẽ chỉ há miệng chờ dâng cơm, sẽ lười biếng. Thấy con khổ, cha mẹ lại cung phụng. Đến khi phân chia tài sản thì đứa con được yêu thương hơn, bố mẹ một lần nữa lại làm đau khổ những đứa con không được chia đều.
Không có sự hòa thuận, anh chị em dần mất đi sức mạnh tình thâm và chỉ còn cách lựa chọn vơ vét hết cho mình. Tình yêu thương không công bằng của cha mẹ cuối cùng tạo ra cuộc đấu đá, cắn xé lẫn nhau vì lợi ích.
Xúi con sống dựa hơi vào gia đình, hở ra là gây rắc rối
Cha mẹ không làm gương, con cái sẽ hư hỏng.
Có những người ra ngoài là cứ mở miệng: mày biết bố tao là ai không? Dù gia đình có gia thế nhưng chính việc dựa hơi này khiến mọi người thêm bất hạnh hơn mà thôi.
Việc con cháu ra ngoài chỉ trỏ con ông này, cháu bà kia chẳng có gì đáng tự hào, còn chứng tỏ gia đình thất bại trong việc dạy dỗ. Đứa con cái cha mẹ, ông bà xúi giục để dựa hơi thì khó mà thoát được nỗi sợ giấu kín bên trong mà hành động bừa bãi.
Vướng vào chuyện tình cảm rắc rốiCha mẹ yêu thương nhau, con cái sẽ sống hạnh phúc và ngược lại. Những tưởng tình yêu của cha mẹ chỉ là chuyện riêng của hai người nhưng sự thật là con cái lại được hưởng rất nhiều ngọt ngào từ cuộc hôn nhân của cha mẹ.
Thế nên nếu cha mẹ hoặc một trong hai đều vướng vào những chuyện tình cảm ngoài luồng thì con cái sẽ là những người đau khổ nhất.
Tuổi trẻ tiêu xài phung phí, đến già lại làm gánh nặng cho con
Trong khi nhiều cha mẹ sợ trở thành gánh nặng cho con cái thì nhiều người chỉ biết bản thân mà chẳng lo cho con cái.
Ở tuổi trung niên, sức lao động giảm, bắt đầu nghĩ đến tuổi già nhưng lại không có gì trong tay. Có tiền cứ tiêu và nghĩ còn người còn của. Nhưng khi có chuyện bất trắc xảy ra thì lại chẳng hề dự phòng được bất cứ điều gì.