Vì sao các hoàng đế Trung Hoa sống trong nhung lụa nhưng thường có tuổi thọ ngắn?

22:31, Thứ năm 27/06/2024

( PHUNUTODAY ) - Trong lịch sử Trung Hoa, số lượng hoàng đế sống thọ không nhiều, thậm chí có người mới chỉ ngoài 20 tuổi đã băng hà. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến việc các hoàng đế chỉ có cuộc sống ngắn ngủi như vậy?

Hoàng đế thời xưa không chỉ nắm quyền lực tối cao trong thiên hạ mà còn được hưởng cuộc sống nhung lụa, được thưởng thức nhiều sơn hào hải vị cùng với các loại thuốc bổ nhưng thường có tuổi thọ rất ngắn. Chẳng hạn như Tầm Thủy Hoàng - người có ước mơ "trường sinh bất tử" cũng chỉ sống đến năm 49 tuổi. Vào thời nhà Hán, độ tuổi trung bình của 29 vị hoàng đế trong vương triều này chỉ là khoảng 34 tuổi. Ở thời nhà Thanh, độ tuổi trung bình của các hoàng đế là 53 tuổi, ngoại trừ Càn Long sống đến năm 89 tuổi.

Các hoàng đế Trung Hoa thường có tuổi thọ không cao.

Các hoàng đế Trung Hoa thường có tuổi thọ không cao.

Các nhà nghiên cứu sau này đã chỉ ra một số yếu tố khiến cho các hoàng đế dù có cuộc sống thoải mái về vật chất nhưng lại có tuổi thọ không cao.

- Thói quen ăn uống

Chế độ ăn uống của các hoàng đế đều được thiết kế đặc biệt, do các đầu bếp hoàng cung chuẩn bị. Các vị vua thường thưởng thức các loại sơn hào hải vị. Tuy nhiên, những món ăn quá bổ này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe. Ví dụ như các món ăn được chế biến quá phức tạp, tẩm ướp trong thời gian dài, nấu mất nhiều thời gian sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng, thậm chí còn sản sinh ra các chất có hại cho sức khỏe.

Ngoài ra, hoàng đế sử dụng nhiều vị thuốc bổ như gạc hươu, mật gấu... để tăng cường thể lực nhưng dùng trong thời gian dài lại gây ra "tác dụng phụ" cho cơ thể.

- Thể lực và áp lực công việc

Hoàng đế trị vì một nước nên công việc có rất nhiều áp lực. Hằng ngày, hoàng đế sẽ phải xử lý rất nhiều việc liên quan đến quốc gia đại sự. Việc phải suy nghĩ nhiều kết hợp với việc thức khuya, không được nghỉ ngơi đầy đủ làm thể lực của hoàng đế suy giảm.

Bên cạnh đó, một số hoàng đế cũng có thói quen sinh hoạt không lành mạnh, đắm chìm trong tửu sắc dẫn đến hao tổn thể thực, suy giảm tuổi thọ.

Ngoài ra, y học thời đó chưa phát triển nên các thái y cũng không có nhiều phương pháp điều trị bệnh và không thể áp dụng các phương pháp điều trị chưa được kiểm chứng.

- Hôn nhân cận huyết

Để duy trì quyền lực của dòng họ cũng như bảo vệ dòng máu hoàng tộc, các hoàng đế thường kế hôn với những người có quan hệ họ hàng. Ở thời điểm đó, con người chưa có ý thức về các tác hại của hôn nhân cận huyết nên việc này diễn ra rất phổ biến.

Tuy nhiên, khoa học hiện đại chỉ ra rằng, hôn nhân cận huyết dẫn đến các hệ lụy nghiêm trọng đối với thế hệ sau. Con cái của những người có hôn nhân cận huyết dễ bị dị tật bẩm sinh, bệnh di truyền... nên tuổi thọ cũng tương đối ngắn.

- Tranh giành quyền lực, thường xuyên đối mặt với các vụ ám sát

Ngai vàng vốn là thứ mà nhiều người nhòm ngó. Chính vì vậy, hoàng đế là mục tiêu bị tiêu diệt hàng đầu trong các cuộc tranh giành quyền lực trị vì đất nước. Những người có mưu đồ đoạt ngôi sẽ không từ thủ đoạn để ám sát người đang ngồi trên ngai vàng nhắm chiếm quyền lãnh đạo đất nước.

- Ám ảnh về việc trường sinh

Rất nhiều hoàng đế ôm ước mơ trường sinh bất tử. Để thực hiện điều này, nhà vua sai người tìm kiếm đủ các phương thuốc, luyện thành đan dược... Tuy nhiên, sự thật là chẳng có bất cứ loại thuốc nào có thể giúp con người trường sinh. Thậm chí việc sử dụng thuốc "trường sinh" trong thời gian dài còn khiến các vị hoàng đế bị ngộ độc thuốc. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu khiến tuổi thọ của các hoàng đế Trung Hoa thường rất ngắn.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Thanh Huyền