Vì sao con rể thường biếu bố vợ thịt vịt ngày Tết Đoan Ngọ 5/5?

15:01, Thứ hai 03/06/2024

( PHUNUTODAY ) - Ngày Tết Đoan Ngọ tại một số địa phương những chàng rể thường mang đến nhà bố vợ một chú vịt sống để làm quà biếu. Điều này có ý nghĩa gì?

Vì sao con rể thường biếu bố vợ thịt vịt ngày Tết Đoan Ngọ 5/5?

Tết Đoan Ngọ (5/5 ÂL) là ngày lễ lớn chỉ sau Tết Nguyên Đán và được biết với cái tên gọi “Tết diệt sâu bọ” với mong cầu một năm mùa màng bội thu, không bị côn trùng phá hại theo phong tục xưa của Việt Nam. Đồng thời, ở một số vùng quê đây là ngày mà các anh con rể thể hiện sự hiếu thảo với gia đình nhà vợ là một phong tục và chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu xa.

Con rể thường biếu bố vợ thịt vịt ngày Tết Đoan Ngọ 5/5

Con rể thường biếu bố vợ thịt vịt ngày Tết Đoan Ngọ 5/5

Thịt vịt là món ăn phổ biến trong dịp Tết Đoan Ngọ nên thường các anh con rể sẽ mang một con vịt sống hoặc các món ăn được chế biến từ thịt vịt để sang biếu gia đình vợ. Trong thịt vịt có vị ngọt, tính hàn nên đây có thể được xem là món ăn giúp “giết sâu bọ”giúp làm mát và điều hoà cơ thể, rất phù hợp để ăn trong ngày này. Gợi ý một số món ăn được chế biến từ thịt vịt dành cho các chàng rể như sau: Vịt hấp sả, Vịt om măng, Vịt nấu khoai sọ, Canh măng vịt, Vịt luộc, Vịt nướng, Vịt hấp,…

Về nguồn gốc ngày Tết đằng ngoại thì các cụ cao tuổi kể lại là do trước đây, với quan niệm trọng nam khinh nữ, con gái đi lấy chồng coi như mất. Về nhà chồng, lo công việc nhà chồng, lễ Tết bên ấy nên mùng 5/5 âm lịch là ngày để con rể trả ơn bố mẹ vợ.

Ngoài thịt vịt, mâm cúng ngày Tết Đoan Ngọ cũng có các loại trái cây đầu mùa tươi ngon như mận, vải, nhãn..., các loại rượu nếp, cái rượu để đem cúng trên ban thờ. Xôi gấc, bánh giò chấm mật ...là những sản vật tượng trưng cho một nền văn hóa lúa nước hưng thịnh, phát triển.

Các món ăn ngon từ thịt vịt

Vịt hấp gừng xả

Nguyên liệu: Vịt 1 con; Gừng 2 củ; Sả 3 nhánh; Lá chanh 1 ít; Rượu 1 ít; Nước tương 1 muỗng canh; Muối hạt 1 muỗng canh; Gia vị thông dụng 1 ít, (bột canh/ tiêu/ muối)

Dùng 1 muỗng canh muối hạt chà lên toàn thân vịt rồi rửa sạch lại với nước. Sau đó, bạn cắt vài lát gừng đập dập trộn với rượu vừa chà vừa xoa bóp toàn thân vịt, làm mất đi chất bẩn và mùi hôi vịt. Cuối cùng đem vịt rửa lại với nước, để ráo.

Cho vào 1/2 muỗng cà phê tiêu, 1/2 muỗng cà phê bột canh, 1 muỗng canh nước tương và một ít lá chanh rồi bóp đều cho các gia vị thấm đều lên hết bên trong và bên ngoài con vịt. Sau đó bạn lấy phần sả và lá chanh cho vào giữa bụng con vịt rồi đem ướp trong tầm 15 phút trước khi mang đi hấp.Sau 15 phút ướp vịt, bạn mang vịt vào xửng hấp rắc lên 1 muỗi cà phê tiêu rồi hấp cách thủy trong 30 phút cho thịt vịt chín và mềm. Cuối cùng tắt bếp rồi chặt vịt thành miếng vừa ăn và trình bày ra đĩa.

Mỗi miếng vịt có độ béo vừa phải, bùi, thơm và ngọt thịt. Thịt vịt được tẩm ướp gia vị khéo léo trước khi đưa vào nồi hấp, khiến món vịt hấp có thêm hương vị vô cùng mới lạ.

Vịt om sấu

Vịt om sấu là món ăn nhiều người yêu thích.

Vịt om sấu là món ăn nhiều người yêu thích.

Vịt om sấu là một món ăn quen thuộc, miếng thịt vịt béo ngậy, mềm thơm kết hợp với vị chua thanh của sấu, ăn hoài không ngán giải tỏa cái nóng bức mùa hè.

Trong sấu chứa nhiều vitamin C nên rất tốt cho sức khỏe vào những ngày hè nóng bức. Khi bạn hoạt đồng nhiều thì năng lượng bị tiêu hao dẫn đến mất đi muối khoáng và nước. Sấu sẽ cung cấp chất muối khoáng và nước cho bạn.

Nguyên liệu làm Vịt om sấu

Vịt được làm sạch 1 con (1.5 - 1.7kg ); Sấu xanh 7 quả; Sả 5 cây; Gừng 1 nhánh; Tỏi 3 tép; Hành tím 4 củ; Chanh 1 quả; Hành lá 3 nhánh; Rau ngổ 5 nhánh; Ngò gai 5 nhánh; Dầu ăn 3 muỗng canh; Nước mắm 1 muỗng canh; Tiêu xay/ muối/ hạt nêm/ bột ngọt

Cách chế biến Vịt om sấu

Dùng muối và một vài lát chanh chà xát lên khắp thân vịt để khử mùi hôi của vịt. Sau đó, rửa sạch lại với nước nhiều lần, để ráo rồi chặt thành khúc vừa ăn.Cho vịt cắt khúc vào một cái nồi lớn. Ướp vịt cùng 1 muỗng canh nước mắm, 2 muỗng cà phê hạt nêm, 2 muỗng canh bột ngọt, 1 muỗng cà phê tiêu, 1/2 phần tỏi băm, 1/2 phần hành tím băm, 1/2 phần gừng băm, 1/2 phần ngò gai, 1/2 phần rau ngổ, 1/2 phần hành lá, 1/2 phần sả cắt nhỏ rồi trộn đều tay cho vịt được thấm gia vị. Sau đó, để yên và ướp vịt trong vòng 30 phút.

Bắc nồi lên bếp, cho vào nồi 3 muỗng canh dầu ăn. Đợi dầu nóng, cho hết phần còn lại của hành tím, tỏi, sả, gừng, hành lá vào phi vàng thơm. Sau đó, cho thịt vịt vào xào đều tay đến khi miếng thịt săn lại thì cho nước lọc vào sao cho vừa đủ ngập hết bề mặt thịt. Kế đến cho sấu vào và nấu sôi trên lửa to.b Khi nước trong nồi sôi lên, bạn vặn lửa nhỏ lại và tiến hành om đến khi thịt vịt chín mềm thì nêm nếm lại cho vừa ăn và tắt bếp.

Múc vịt om sấu ra tô, rắc lên trên phần rau ngổ và ngò gai còn lại là hoàn thành.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: Vũ Thêm