Vì sao người xưa kiêng không đưa người chết đường chết chợ về làm tang trong nhà? Nên xử lý sao cho hợp tình?

11:24, Thứ tư 22/05/2024

( PHUNUTODAY ) - Trong quan niệm dân gian những người chết đường chết chợ sẽ chỉ được đặt quan tài ngoài sân ngoài ngõ để tránh những xui rủi trong gia đình.

Chết đường chết chợ là không may?

Sinh ly tử biệt là nỗi đau với gia đình, nhất là khi người ra đi lại còn trẻ tuổi, còn những dự định dang dở. Người xưa cho rằng những người chết ngoài đường ngoài chợ là bất đắc kỳ tử trong lòng còn nhiều day dứt ấm ức chưa nguôi ngoai. Những người qua đời trong tình huống này thường do tai nạn bất ngờ, chết ở bệnh viện... Chính vì điều này người xưa cho rằng họ sẽ không dễ siêu thoát và chết ngoài nhà tức là đã thành ma, nếu đưa vào nhà là đưa ma vào nhà. Mà người chết bất đắc kỳ tử trong lòng thường chưa yên, còn nhiều sân hận, nhiều ấm ức nên họ sẽ khó siêu thoát, sẽ vương vấn muốn mang người đi cùng hoặc sẽ thành ma quanh nhà. Điều đó nên dân gian cho rằng nếu đưa người đã chết bên ngoài vào làm tang trong nhà thì sẽ dẫn ma về nhà, gây ra trùng tang, kéo theo người khác cũng chết theo, hoặc khiến gia đình sa sút, làm ăn khó khăn, gặp vận hạn.

Dân gian cho rằng đưa người chết đường chết chợ vào nhà là đưa ma vào nhà gây xui rủi cho người còn sống

Dân gian cho rằng đưa người chết đường chết chợ vào nhà là đưa ma vào nhà gây xui rủi cho người còn sống

Chính vì thế nên nhiều gia đình dù rất đau xót thương tiếc người đã khuất nhưng cũng không dám làm trái lời dạy người xưa, vẫn để người thân khâm liệm, đặt quan tài ở ngoài nhà để tránh xui rủi cho người còn sống.

Ngày này nên làm thế nào?

Việc đặt người chết ở ngoài không đưa vào trong nhà gây ra nhiều nỗi xót xa cho người sống. Điều đó khiến cho nỗi đau chồng chất nỗi đau. Một số địa phương còn không cho người chết đường chết chợ đi qua đường làng vì sợ xui cho cả làng.  Điều đó đã gây ra nỗi đau chồng chất nỗi đau và mất đi ý nghĩa nhân văn, tương thân tương ái, biến điều đó thành hủ tục. 

Tuy nhiên ngày nay một số gia đình đã nghĩ thoáng hơn, vì tình yêu thương và tính nhân văn nên vẫn đưa người thân vào trong nhà. Cũng vì quan niệm trên nên nếu người thân nằm viện thì sẽ cho thở bình oxy cho vào nhà, coi như chết trong nhà tránh những điều xui rủi và gây ảnh hưởng tâm lý người còn sống.

Quan niệm cũ khiến nỗi đau chồng chất thêm nỗi đau nên nhiều người đã có những cách để xóa bỏ điều đó

Quan niệm cũ khiến nỗi đau chồng chất thêm nỗi đau nên nhiều người đã có những cách để xóa bỏ điều đó

Để không gây thêm nỗi xót xa đau đớn và những cảm giác sợ hãi, hệ lụy suy luận người chết gây xui rủi cho gia đình thì ngày nay có dịch vụ tang lễ tại các nhà tang lễ nên có thể áp dụng cách này vừa để tổ chức được tang lễ trang trọng cho người đã khuất vừa tránh được nỗi lo sợ đưa ma vào nhà.  

Khi trong gia đình có người qua đời, đặc biệt qua đời trong trường hợp bất đắc kỳ tử, nhiều gia đình sẽ mời người chuyên môn về tế lễ, cầu siêu giúp linh hồn người khuất siêu thoát và giảm nỗi đau, sự lo lắng cho người còn sống.

Trong thực tế đã có nhiều gia đình mặc dù vẫn bị hàng xóm người thân khuyên không đưa người thân đã chết bên ngoài vào làm ma trong nhà, nhưng họ vì tình yêu thương vẫn đưa vào, bởi cho rằng đó là nhà của người đã khuất, tại sao không thể về nhà, tại sao người thân với nhau lại "trở lòng trở mặt, sợ hãi nhau". Và sau đó thì không có trùng tang, cũng không có xui xẻo nào, lại có thêm được sự yên lòng của người sống vì đã lo trọn vẹn tình nghĩa với người đã khuất và nỗi đau được giảm đi, linh hồn người khuất có lẽ dù còn nhiều tâm niệm chưa hoàn thành thì cũng đã phần nào bình an vì những người còn sống hết lòng thương nhớ họ.

*Thông tin mang tính tham khảo chiêm nghiệm

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: An Nhiên