Vì sao Tết Đoan Ngọ thường cúng đồ chay, không cúng gà?

19:48, Thứ bảy 08/06/2024

( PHUNUTODAY ) - Nhắc tới Tết Đoan Ngọ, người ta nhớ ngay tới cơm rượu nếp, hoa quả có vị chua nóng các loại bánh chứ không phải gà cúng như dịp lễ khác.

Ý nghĩa của đồ cúng dịp Tết Đoan Ngọ 

Tết Đoan Ngọ là thời điểm nắng nóng lên cao. Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam còn gọi tết diệt sâu bọ. Đoan là bắt đầu, Ngọ là giờ ngọ 11-13h, là thời điểm nắng nóng nhất trong ngày. Tết Đoan Ngọ là thời điểm nắng nóng, tà khí lên cao. Cúng Tết Đoan Ngọ là trấn áp trừ tà, mang lại may mắn. 

Sự tích về Tết Đoan Ngọ kể rằng khi người dân thu hoạch mùa màng xong thì liên hoan nhưng sâu bệnh hoành hành. Một ông lão tên Đôi Truân xuất hiện đã mách người dân lập lễ cúng gồm bánh tro, cơm rượu nếp, bánh ú, hoa quả mận vải xoài... Sau đó thì sâu bọ lăn ra chết. 

Theo đó mâm cúng dịp 5/5 thường có cơm rượu nếp, bánh tro, hoa quả đặc trưng nhiệt đới. 

Những món dâng cúng đặc trưng dịp Tết Đoan Ngọ  5/5

Những món dâng cúng đặc trưng dịp Tết Đoan Ngọ 5/5

Tùy theo địa phương có sự khác biệt một chút trong mâm cúng Tết Đoan Ngọ. Người miền Bắc thường có nước, rượu, bánh tro, bánh ú, hương, vàng mã, hoa, xôi, chè, cơm rượu nếp, và các loại hoa quả như đào, mận, vải, hồng xiêm.

Người miền Trung thì thường có thêm chè kê ăn kèm bánh tráng vừng là một món ăn quen thuộc và đặc trưng thường xuất hiện trong mâm cúng của người Quảng Nam và Huế.

Mâm cúng Tết Đoan ngọ ở miền Nam về cơ bản vẫn bao gồm trái cây, hương, hoa, vàng mã, rượu, bánh ú bá trạng, cơm rượu. Một số món đặc trưng phổ biến khác là bánh bá trạng, chè trôi nước, xôi gấc, xôi vò. Đặc biệt, chè trôi nước là món không thể thiếu.

Mặc dù mỗi vùng miền có chuẩn bị lễ dâng cúng khác đi một chút nhưng tựu chung lại đều chủ yếu là đồ chay và là những món ăn đặc trưng để "diệt sâu bọ", chứ không nặng về gà trống, xôi nếp như những tuần rằm hay ngày lễ khác.

Hoa quả, cơm rượu thường thấy trong mâm cúng

Hoa quả, cơm rượu thường thấy trong mâm cúng

Vì sao không cúng gà trống?

Một số gia đình vẫn đầy đủ mâm cỗ cúng như tuần rằm thông thường khác và kèm thêm các món đặc trưng của tết Đoan Ngọ là cơm rượu, hoa quả chua chát... Tuy nhiên trong dịp này dân gian cổ truyền không nặng về việc cúng gà trống. Bởi gà trống là linh vật đại diện cho sự kết nối với thần linh. Gà trống cất tiếng gáy chào ngày mới, gọi mặt trời lên. Gà trống thể hiện cho vai trò người đàn ông, mang sự oai dũng văn lễ nghĩa, trí nhân của người nam giới.

Nhưng dịp tết Đoan Ngọ, lễ cúng có ý nghĩa trừ tà, diệt sâu bọ, và trừ nắng nóng nên các món ăn chủ yếu là món chay thanh mát có có tính khử trùng, diệt sâu bọ. Cũng bởi thế nên gà trống cúng và xôi gà không phải là cúng phẩm nổi bật cho dịp tết Đoan Ngọ.

Gà cúng thường thấy trong cỗ cúng của người Việt nhưng dịp Tết Đoan Ngọ thì gà không phải món cúng phổ biến

Gà cúng thường thấy trong cỗ cúng của người Việt nhưng dịp Tết Đoan Ngọ thì gà không phải món cúng phổ biến

Ngoài những đồ chay đặc biệt như cơm rượu, hoa quả chua chát, bánh tro, bánh ú, bánh trôi, chè kê... thì nói tới thức ăn mặn dịp Đoan Ngọ ở một số địa phương có thêm thịt vịt. Bởi vì Đoan Ngọ nắng nóng mạnh, tà khí cao nên ăn vịt để thanh nhiệt, trừ nóng. Hơn nữa vịt trong phát âm Hán là áp nên dùng để biểu thị sự trấn áp tà khí, đuổi tà, mong may mắn.

 Bởi thế mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ rất đặc biệt với những món cúng phẩm mà các dịp lễ Tết khác rất ít khi dùng.

*Thông tin tham khảo chiêm nghiệm

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: An Nhiên