Vì sao trẻ sơ sinh thường xuyên vặn mình, rướn người khi ngủ?

( PHUNUTODAY ) - Rướn mình, vặn mình tưởng là điều bình thường ở trẻ nhưng nó lại khiến trẻ dễ bị trớ, mất ngủ, chậm lớn. Nhưng mẹ cũng không cần quá lo lắng bởi có thể giúp trẻ hết rướn theo những cách này.

Vì sao trẻ vặn mình, rướn mình khi ngủ?

Theo quan điểm của dân gian thì trẻ vặn mình, rướn mình là vì trẻ đang phát triển. Một số quan điểm cho rằng trẻ vặn mình vì chưa quen với môi trường sống bên ngoài do khi còn nằm trong bụng mẹ tử cung quá nhỏ và trẻ được ôm chặt. Khi ra ngoài không gian rộng lớn trẻ thường vặn vẹo, khua tay như để tìm kiếm cảm giác được ôm ấp.

Một số người lại cho rằng vì trẻ không được vệ sinh sạch sẽ, lớp lông măng mọc sau lưng khiến trẻ ngứa ngáy và rướn mình vì khó chịu.

Nhưng theo quan điểm y học hiện đại thì việc trẻ rướn mình là dấu hiệu cho thấy trẻ bị thiếu canxi, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh.

Trong những tháng đầu sau sinh, nhu cầu canxi của trẻ rất cao. Khi rời bụng mẹ, lượng canxi bị giảm đột ngột khiến trẻ bị thiếu hụt dẫn tới các hiện tượng rướn người, vặn người, gồng đỏ mặt, khóc và hay thức giấc nửa đêm,…

Muốn trẻ hết rướn mình khi ngủ mẹ có thể áp dụng những cách này

Muốn trẻ hết rướn mình khi ngủ mẹ có thể áp dụng những cách này

Cách khắc phục tình trạng rướn người, vặn mình ở trẻ

Thay tã, bỉm, quần áo rộng thoải mái cho trẻ dễ ngủ

Nên cho trẻ mặc tã, bỉm thấm hút tốt, vừa vặn với mông bé, mặc quần áo rộng rãi, đủ ấm để tạo cảm giác thoải mái giúp bé ngủ ngon hơn.

Đảm bảo môi trường bé ngủ thoải mái

Nhiệt độ phòng cũng ảnh hưởng tới giấc ngủ, khiến trẻ hay giật mình, vặn mình, quấy khóc. Vì vậy cha mẹ nên để trẻ ngủ trong phòng thoáng mát, yên tĩnh, không quá nóng mà cũng không quá lạnh. Đồng thời cha mẹ cũng nên giặt giũ chăn màn của trẻ thường xuyên, vệ sinh phòng sạch sẽ để trẻ không bị ngứa ngáy.

Nhẹ nhàng xoa dịu trẻ

Lúc trẻ rướn mình, cha mẹ có thể ôm trẻ vào lòng vỗ về, hát ru, nói chuyện để trẻ cảm thấy an toàn và trở lại giấc ngủ dễ dàng hơn.

Tắm nắng cho trẻ thường xuyên

Tắm nắng giúp trẻ tổng hợp vitamin D qua da, giúp cơ thể hấp thụ canxi và phốt pho tốt nhất. Mỗi ngày cha mẹ nên cho trẻ tắm nắng từ 10 – 15 phút trong khoảng thời gian từ 6 – 9 giờ sáng hoặc sau 17 giờ chiều.

Bổ sung chế độ dinh dưỡng cho bé và mẹ

Với trẻ đang bú mẹ thì mẹ có thể bổ sung các thực phẩm giàu chất canxi như cá ngừa, cá hồi,… để cung cấp canxi qua sữa mẹ. Còn với trẻ trên 1 tuổi cha mẹ có thể tham khảo ý kiến về việc bổ sung canxi.

Thường xuyên kiểm tra vùng da nhạy cảm cho trẻ

Trẻ vặn mình, rướn mình, quấy khóc có thể là do trẻ bị hăm, viêm, loét, mẩn đỏ. Cha mẹ nên kiểm tra và phát hiện sớm để kịp thời điều trị.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link