Theo tục lệ truyền thống của dân tộc Thổ Gia (Trung Quốc), những cô gái Thổ Gia bắt đầu khóc cả tháng trước hôn lễ, mỗi ngày một tiếng, suốt một tháng trước đám cưới. Có những người thậm chí còn khóc từ trước đó vài tháng. Đến ngày thứ 10, mẹ cô dâu cũng khóc cùng con gái, rồi đến bà cô dâu. Những người phụ nữ càng khóc theo nhiều tông khác nhau thì càng được xem là một cách biểu hiện niềm vui.
"Khóc gả" được coi là một nghệ thuật truyền thống của người Thổ Gia. Các cô gái của dân tộc này bắt đầu được học "khóc gả" ngay từ khi mới 12-13 tuổi. Theo họ, những cô gái được gả về nhà chồng khóc càng to, càng não nề thì càng được nhà chồng đánh giá cao. Người Thổ Gia coi việc có hát được "khúc khóc gả" hay khongp là cơ sở để đanh giá tài trí và sự hiền lương của con gái.
"Khúc khóc gả" được chia thành nhiều phần, mỗi phần dành cho một đối tượng nhất đinh, như khóc bố mẹ, khóc anh chị, khóc cô dì chú bác, khóc từ biệt tổ tông.... hay khóc cho một người nào đó.
Một tháng trước khi cưới, cô dâu sẽ phải ngồi khóc liên tục 60 phút mỗi ngày trong một căn phòng lớn. Tới 10 ngày tiếp theo, mẹ cô dâu sẽ khóc cùng con mình. Trong 10 ngày cuối cùng, cả nữ giói gia đình cô dâu sẽ khóc theo. Cô dâu phải khóc thật nức nở trong ngày cưới thì cuộc hôn nhân mới may mắn và suôn sẻ. Thậm chí, cô dâu sẽ phải trải qua một cuộc hôn nhân bất hạnh nếu khóc ... không đạt.
Ngày nay, nghi lễ này không còn phổ biến như trước, nhưng vẫn có rất nhiều gia đình người Thổ Gia coi nó như một thủ tục bắt buộc phải có trước khi cử hành hôn lễ.