Tăng mức xử phạt hàng loạt hành vi vi phạm luật giao thông
Nghị định 46/2016/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8. Điều 5 của Nghị định quy định các mức xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ. Theo đó, phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở; điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h.
Đối với người điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h bị phạt tiền 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng; gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn cũng bị xử phạt từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.
Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng (trong trường hợp có giấy phép lái xe) hoặc phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng (trong trường hợp không có giấy phép lái xe hoặc có nhưng đang bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe) đối với người điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy.
Điều 6 của Nghị định quy định rõ các mức xử phạt đối với người điều kiển mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) vi phạm quy tắc giao thông đường bộ. Theo đó, với hành vi không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm với xe chạy liền trước hoặc không giữ khoảng cách theo quy định của biển báo hiệu “Cự ly tối thiểu giữa hai xe” bị phạt từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng. Các hành vi không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định cũng bị phạt với mức tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng.
Nghị định quy định rõ mức xử phạt từ từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng với các hành vi chuyển làn đường không đúng nơi được phép hoặc không có tín hiệu báo trước; điều khiển xe chạy dàn hàng ngang từ 3 (ba) xe trở lên; bấm còi trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 5 giờ ngày hôm sau, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định; quay đầu xe tại nơi cấm quay đầu xe.
Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường; không giảm tốc độ hoặc không nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ, đường nhánh ra đường chính; điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 5 km/h đến dưới 10 km/h…
Ưu đãi thuế nhập khẩu cho dự án tại địa bàn đặc biệt khó khăn
Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 83/2016/TT-BTChướng dẫn thực hiện ưu đãi đầu tư quy định tại Luật Đầu tư và Nghị định 118/2015/NĐ-CP.
Theo đó, dự án đầu tư thuộc ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư quy định tại mục A Phụ lục I hoặc thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại Phụ lục II Nghị định 118/2015/NĐ-CP được áp dụng ưu đãi thuế nhập khẩu.
Mức ưu đãi như sau: miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định theo quy định tại Khoản 6, Khoản 8 Điều 12 Nghị định 87/2010/NĐ-CP; nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để sản xuất của dự án đầu tư (trừ những dự án sản xuất không được ưu đãi theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ) được miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 05 (năm) năm, kể từ ngày bắt đầu sản xuất.
Ngoài ra, Thông tư 83/2016/TT-BTC còn hướng dẫn các trường hợp được ưu đãi về thuế TNDN và thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.
Thông tư 83/2016/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 1/8/2016.
Ưu đãi thuế nhập khẩu cho dự án tại địa bàn đặc biệt khó khăn
Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 83/2016/TT-BTChướng dẫn thực hiện ưu đãi đầu tư quy định tại Luật Đầu tư và Nghị định 118/2015/NĐ-CP.
Theo đó, dự án đầu tư thuộc ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư quy định tại mục A Phụ lục I hoặc thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại Phụ lục II Nghị định 118/2015/NĐ-CP được áp dụng ưu đãi thuế nhập khẩu.
Mức ưu đãi như sau: miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định theo quy định tại Khoản 6, Khoản 8 Điều 12 Nghị định 87/2010/NĐ-CP; nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để sản xuất của dự án đầu tư (trừ những dự án sản xuất không được ưu đãi theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ) được miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 05 (năm) năm, kể từ ngày bắt đầu sản xuất.
Ngoài ra, Thông tư 83/2016/TT-BTC còn hướng dẫn các trường hợp được ưu đãi về thuế TNDN và thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.Thông tư 83/2016/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 1/8/2016.
Ảnh minh họa |
Tăng 8% mức lương hưu, trợ cấp hằng tháng
Nghị định 55/2016/NĐ-CP Điều chỉnh mức lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng; trợ cấp hằng tháng đối với quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu, cán bộ xã đã nghỉ việc; trợ cấp đối với giáo viên mầm non có thời gian làm việc trước năm 1995, chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8.
Cụ thể, cán bộ, công chức, công nhân, viên chức, người lao động và cán bộ xã, phường, thị trấn được điều chỉnh tăng 8% mức lương hưu, trợ cấp hằng tháng. Thời điểm điều chỉnh tính từ tháng bắt đầu hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng. Riêng các đối tượng đã được điều chỉnh tăng 8% theo Nghị định số 09/2015/NĐ-CP ngày 22/1/ 2015 của Chính phủ thì giữ nguyên mức hưởng.
Người có mức lương hưu, trợ cấp mất sức lao động và trợ cấp hằng tháng thấp hơn 2 triệu đồng/tháng… được điều chỉnh tăng thêm 250.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức lương hưu từ 1.750.000 đồng/người/tháng trở xuống; tăng lên bằng 2.000.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức lương hưu từ trên 1.750.000 đồng/người/tháng đến dưới 2.000.000 đồng/người/tháng.
Tăng thêm 150.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp hằng tháng từ 1.850.000 đồng/người/tháng trở xuống; tăng lên bằng 2.000.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp hằng tháng từ trên 1.850.000 đồng/người/tháng đến dưới 2.000.000 đồng/người/tháng.
Lãi suất với tiền lãi vay chậm trả giữa các ngân hàng tối đa 10%/năm
Có hiệu lực từ ngày 22/08/2016, Thông tư số 18/2016/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định lãi suất cho vay giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được tự thỏa thuận.
Riêng lãi suất đối với dư nợ gốc quá hạn phải đảm bảo tối đa bằng 150% lãi suất cho vay trong hạn; lãi suất áp dụng đối với số tiền lãi vay chậm trả không được quá 10%/năm.
Một nội dung đáng chú ý khác của Thông tư này là bổ sung ngân hàng chính sách vào danh mục các đơn vị được mua, bán có kỳ hạn tín phiếu Ngân hàng Nhà nước; trái phiếu Chính phủ; trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh; trái phiếu chính quyền địa phương; giấy tờ có giá do các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành và các loại tín phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu do tổ chức khác phát hành.
Như vậy, từ ngày 22/08/2016, các đơn vị được mua, bán có kỳ hạn các loại giấy tờ có giá nêu trên bao gồm: Ngân hàng thương mại; Công ty tài chính; Ngân hàng chính sách; Ngân hàng hợp tác xã; Chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Sửa đổi quy định về xuất cấp hàng dự trữ quốc gia
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 82/2016/TT-BTC, sửa đổi, bổ sung quy định về trách nhiệm của UBND cấp tỉnh và bộ, ngành quản lý lĩnh vực trong việc tiếp nhận, phân phối hàng dự trữ quốc gia để cứu trợ như sau:
“Trong thời gian tối đa 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định xuất cấp hàng dự trữ quốc gia để cứu trợ của Thủ tướng Chính phủ hoặc người được ủy quyền; Thủ trưởng bộ, ngành quản lý lĩnh vực, Chủ tịch UBND cấp tỉnh được nhận hàng dự trữ quốc gia để cứu trợ phải ban hành quyết định phân bổ hàng dự trữ quốc gia và giao nhiệm vụ cho các đơn vị, tổ chức tiếp nhận hàng dự trữ quốc gia để cứu trợ; đồng thời gửi quyết định này cho các đơn vị dự trữ quốc gia trực tiếp xuất và giao hàng để phối hợp thực hiện. Nội dung quyết định phải ghi rõ tên đơn vị, tổ chức tiếp nhận hàng, tên mặt hàng, số lượng hàng và thời gian nhận hàng”.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/8/2016
Hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Tại Thông tư liên tịch 09/2016/TTLT-BLĐTBXH-BTC có hiệu lực từ 1/8/2016, Liên Bộ LĐTB&XH và Bộ Tài chính đã quy định một số mức hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Nghị định 61/2015/NĐ-CP.
Cụ thể như sau: hỗ trợ chi phí đào tạo ngoại ngữ tùy từng khóa học và thời gian học thực tế nhưng tối đa là 3 triệu đồng/người/khóa học; hỗ trợ tối đa 750.000 đồng/người chi phí khám sức khỏe theo giá dịch vụ khám, chữa bệnh thực tế của cơ sở y tế được cấp phép khám sức khỏe cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài; hỗ trợ giải quyết theo mức quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 3 của Quyết định 144/2007/QĐ-TTg trong trường hợp người lao động gặp phải các rủi ro khi làm việc ở nước ngoài.
Bên cạnh đó, theo Thông tư liên tịch 09/2016/TTLT-BLĐTBXH-BTC, người lao động còn nhận được nhiều hỗ trợ khác như: chi phí đi lại, tiền ăn, chi phí làm thủ tục để đi làm việc ở nước ngoài.
Bão Nida tăng cấp nhanh chóng, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc (Xã hội) - (Phunutoday) - Theo Dự báo của TTKTTV TƯ, trong khoảng 24- 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc. |