Vất vả xin từng giọt sữa nuôi con
Con đầu lòng vừa tròn 22 tháng tuổi thì chị Phương (Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội) phát hiện mình có bầu bé thứ 2. Dù biết sẽ vất vả, nhưng vợ chồng chị Phương vẫn quyết tâm sinh con ra. Mang bầu được 24 tuần tuổi, chị Phương được chẩn đoán bị tràn dịch màng phổi do lao màng phổi, phải điều trị bằng thuốc kháng sinh. Hơn 1 tháng sau, chị lại nhận được kết quả mình mắc đái tháo đường thai kỳ. Vừa điều trị bệnh, lại vừa kiêng khem đủ thứ, nhưng chị Phương vẫn không có ý định bỏ con vì nghĩ “con cái là của trời cho”.
Đón con sau khi rời phòng mổ, chị Phương vừa mừng vừa lo. Mừng vì con gái mình đã chào đời sau bao nhiêu nỗ lực, lo vì chị biết con sẽ không được ăn giọt sữa nào của mẹ. Chị Phương tâm sự: “Một tuần trời nằm viện mình cũng mua sữa non, sữa cho trẻ nhẹ cân cho con ăn nhưng cháu ăn rất ít, lại bị táo bón, đi ngoài rặn đỏ hết mặt lên mà vẫn không được nên khóc toáng lên. Nhìn con như vậy, mình đau lòng vô cùng”.
Quá trình "đóng gói", vận chuyển sữa mẹ không tốt tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. |
Thương con, chị Phương quyết định lên các diễn đàn trên mạng để xin sữa mẹ cho con. Chị Phương cho biết: “Sữa mẹ quý lắm, có tiền cũng không mua nổi. Nên mình cũng chỉ mong các chị mới sinh hay đang cho con bú có thừa sữa thì cho mình xin ít nào hay ít đó thôi. Xa mấy cũng không thành vấn đề. Nếu xin được, chồng và em gái mình sẽ đến tận nơi để lấy”.
Câu chuyện của chị Phương chỉ là một trong vô vàn câu chuyện cảm động của những bà mẹ phải vất vả xin từng giọt sữa nuôi con. Họ là những người bị mất sữa hoặc có quá ít sữa, nhưng vẫn muốn con mình được phát triển tốt nhất bằng sữa mẹ. Những câu chuyện của họ thường thu hút rất đông người đọc và bình luận. Thậm chí, tại nhiều diễn đàn còn có những hội xin – cho sữa mẹ, những hội nuôi con bằng sữa mẹ,… được thành lập để cùng nhau chia sẻ những khó khăn khi nuôi con và địa chỉ cho – nhận sữa mẹ.
Cẩn thận với sữa mẹ “không rõ nguồn gốc”
Theo Thầy thuốc ưu tú – Ths.BS Dzoãn Thị Tường Vi (Phòng khám Dinh dưỡng, Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội): “Khi một bà mẹ bị mất sữa mà xin được sữa của một bà mẹ khác thì đấy là một điều rất đáng quý. Vì sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ mà không có một thực phẩm nào có thể thay thế được.”
Trong điều kiện bà mẹ cho sữa là người khỏe mạnh thì việc cho sữa là điều vô tốt. Nó sẽ giúp trẻ bổ sung dinh dưỡng, tăng cường hệ miễn dịch, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh. “Tuy nhiên, chúng ta cũng phải chắc chắn là bà mẹ đó khỏe mạnh, không mắc các bệnh truyền nhiễm,… thì chúng ta mới có thể đi xin sữa được. Bởi nó có thể làm cho trẻ mắc các bệnh truyền nhiễm, ảnh hưởng đến cuộc sống sau này”- Ths.BS Dzoãn Thị Tường Vi nhấn mạnh.
Ths.BS Dzoãn Thị Tường Vi (Phòng khám Dinh dưỡng, Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội). |
Theo các chuyên gia y tế, những bà mẹ bị bệnh lao, viêm gan B, HIV, virus cự bào, hoặc những bệnh truyền nhiễm khác,… mà họ không biết và vẫn cho con bú thì trẻ sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh từ mẹ. Những bà mẹ đang bị cảm cúm, sởi,… cũng có thể sẽ truyền bệnh sang cho con qua sữa mẹ. Bên cạnh đó, những bà mẹ bị stress, dùng nhiều café và các chất cồn, dùng nhiều thuốc kháng sinh, những người có chức năng miễn dịch bị suy giảm,… thì sữa cũng không tốt cho trẻ nhỏ. Vì vậy, nếu xin sữa của những bà mẹ trên, thì thiên thần nhỏ của bạn cũng sẽ có nguy cơ cao bị mắc các bệnh như vậy hoặc có hệ miễn dịch kém.
Trao đổi về việc hiện nay trên các trang mạng xã hội, nhiều người rủ nhau đi xin sữa, mua sữa mẹ cho con con ăn, Ths.BS Dzoãn Thị Tường Vi cũng bày tỏ quan điểm: “đi xin, đi mua sữa như thế thì cực kỳ nguy hiểm và chúng tôi không khuyến khích những chuyện như vậy. Vì mình không thể biết được liệu người cho sữa có bị mắc bệnh hay không? Xin được một ít sữa cho con chưa biết miễn dịch ở đâu mà lại mang bệnh về cho con thì rất tội cho cả con và cả người cho sữa nữa”.
Ngoài ra, quá trình vắt sữa không đúng, rồi “đóng gói” thủ công, bảo quản không đúng cách, dụng cụ đựng chưa vô trùng,… cũng là những nguyên nhân khiến sữa bị nhiễm khuẩn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ có hại cho sức khỏe của trẻ.
Đề phòng mất sữa sau khi sinh
Theo các chuyên gia y tế, có nhiều nguyên nhân khiến các bà mẹ bị mất sữa hoặc ít sữa sau khi sinh như: mẹ quá đau sau khi sinh, sử dụng kháng sinh quá nhiều, ngủ ít, uống ít nước, ăn uống không đủ chất dinh dưỡng, cho con bú quá ít hoặc bú không đúng cách,… Điều này khiến các bé rất thiệt thòi. Vì vậy, các mẹ cần lưu ý để mình không bị mất sữa sau khi sinh.
Theo Ths.BS Dzoãn Thị Tường Vi, “sau khi sinh xong, sản phụ và gia đình có thể cho trẻ tiếp cận với mẹ ngay trong giờ đầu, để bé làm quen với ti mẹ thì sự về sữa sẽ nhanh chóng”. Thông thường sau khi sinh sữa sẽ được tiết từ từ vì vậy sản phụ không nên lo lắng, mà cần phải cho con bú đều đặn để kích thích sữa về.
Nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, không nên cho trẻ bé bú sữa công thức sớm sau sinh vì trẻ sẽ quen bú bình và chê ti mẹ.
Mẹ cho con bú nên có chế độ sinh hoạt khoa học, không nên thức khuya, không nên sử dụng các chất kích thích,… Đặc biệt, người mẹ cần lưu ý bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, đa dạng như: thịt, cá, trứng, sữa, dầu, mỡ, bơ, hoa quả,… hoặc các món ăn dân gian như: cháo móng giò, cháo đu đủ, cháo lạc, canh mồng tơi,… Ngoài ra, cần chú ý uống nhiều nước hoa quả, sữa, nước lọc,… để lượng sữa dồi dào.
Đối với những bà mẹ có lượng sữa dồi dào, Ths.BS Dzoãn Thị Tường Vi tư vấn có thể dự trữ sữa trong tủ lạnh từ 3-4 tiếng ở nhiệt độ từ 19 đến 20 độ để mẹ có thể yên tâm đi làm mà vẫn có sữa cho con ăn đầy đủ. Ths.BS Dzoãn Thị Tường Vi cho biết trước khi dự trữ sữa, mẹ cần rửa sạch bầu vú, vệ sinh dụng cụ đựng sữa cẩn thận, và “không nên dự trữ sữa mẹ quá lâu trong tủ lạnh vì nguy cơ nhiễm khuẩn chéo từ các thức ăn khác trong tủ lạnh là rất lớn.”
Dâm tặc bị cắt phăng của quý khi đang hành sự ở hiện trường Một người đàn ông đã bị người dân xung quanh cắt phăng của quý khi đang cố gắng hiếp dâm một cô gái trẻ. |