Xay nước mía cứ bị thâm đen, đây là cách mẹ trẻ "xử lý" để gia đình có cốc nước xanh ngon, đẹp mắt

( PHUNUTODAY ) - Nước mía là món nước ép quen thuộc giúp giải khát và rất ngon được nhiều người ưa thích. Bạn đã biết cách bảo quản nước mía không đen và không bị chua này chưa?

1 - Tại sao nước mía lại bị đen?

Nước mía bị đen sau khi ép có thể do các nguyên nhân sau đây:

  • Thời gian sử dụng: nước mía để qua một thời gian lâu dần sẽ bị thay đổi về màu sắc và hương vị.
  • Đá uống kèm trong nước mía không được sạch sẽ và vệ sinh.
  • Cây mía được ép không đảm bảo về chất lượng khiến nước mía bị đen.
  • Máy ép không được vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần sử dụng.

2 - Tại sao nước mía lại bị chua?

Để quá lâu trong tủ lạnh

Nước mía mua về nhiều người sẽ bảo quản trong tủ lạnh để nước mía mát lạnh uống ngon hơn. Tuy nhiên việc để nước mía trong tủ lạnh quá lâu trong 1 khoảng thời gian, sẽ giúp cho vi sinh vật gây bệnh phát triển xâm nhập vào nước mía khiến nước mía bị chua.

Empty

Đá không đảm bảo vệ sinh

Nước mía uống kèm thêm đá tạo nên nước ép mát lạnh sảng khoái, nhưng đá trong quá trình sản xuất có thể không được sạch. khi uống kèm nước mía càng làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, ngộ độc vì không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Nguồn nguyên liệu không đảm bảo

Cây mía để lâu ngày bên ngoài có thể sẽ xuất hiện những dấu hiệu mía hư hỏng như nốt đỏ và mốc, nếu sử dụng những cây mía đã hư làm nước ép chắc chắn nước mía ép ra sẽ bị chua và gây ra khả năng ngộ độc.

3 - Cách bảo quản cây mía tươi, giảm tình trạng nước mía đen sau khi ép

Cách bảo quản cây mía tươi để sử dụng được lâu, trước hết bạn cần phải chọn những cây mía vẫn còn tươi, nặng tay, không bị sâu.

Empty

Tiếp đến, không cạo vỏ quá lâu trước khi ép, chỉ nên cạo đến đâu sử dụng đến đó. Khi cạo vỏ mía để quá lâu sẽ khiến cho hai đầu mía dễ bị mốc, không đảm bảo sức khỏe.

Khi mía chưa cạo vỏ, để mía được tươi lâu, bạn nên đặt vào những nơi khô ráo thoáng mát. Có thể tưới nước vào thân mía khoảng 1 lần/ngày để tránh tình trạng khô héo.

Empty

Một cách khác là đặt mía ở nơi có đất ẩm sao cho phần gốc mía tiếp xúc trực tiếp với đất ướt sẽ bảo quản mía tươi lâu hơn.

Đối với hộ kinh doanh/cơ sở sản xuất lớn cần bảo quản nhiều nước mía

Sau khi chọn được nguồn mía đảm bảo chất lượng, tiệt trùng mía bằng nước chứa 0.1 – 1% dung dịch chứa hợp chất amoni để loại bỏ các loại vi khuẩn có hại trong đất bám vào mía.

Dùng dung dịch 50 – 200ppm clo để khử sạch vi khuẩn và chất bẩn bên trong cây mía. Để giúp nước mía không bị đổi màu và có màu xanh đẹp mắt, có thể cho vào 1 ít dung dịch axit ascorbic (vitamin C) lên lớp trên của nước mía.

Ngoài ra có thể dùng thêm các dung dịch như malic, tartaric, citric, phosphoric hoặc kali citrate, phosphate,… để làm giảm độ pH của nước mía xuống.

Cuối cùng là lọc lại nước mía qua lớp lọc để loại bỏ cặn bã và bụi bẩn.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link