Tại đường tầu Cửa Nam (Hà Nội), thời gian gần đây thường xuyên xuất hiện hai ông bà ở độ tuổi “xế chiều”. Trong đó, cụ ông là Phạm Ngọc Sơn (83 tuổi, Nghĩa Hưng, Nam Định); cụ bà là Nguyễn Thị Mậu (75 tuổi, xã Vĩnh Hồng, huyện Cẩm Bình, Hải Dương).
Tài sản lớn nhất của hai cụ là chiếc đài cũ nát |
Nhìn vào nơi ở của hai cụ khiến nhiều người không cầm nổi nước mắt. Trên đầu là chiếc bạt cũ kỹ, bị rách. Ngoài tấm ván ghép thành chiếc giường, tài sản có giá trong túp lều tạm bợ của hai cụ là chiếc đài cũ nát.
Kể về cuộc sống hiện tại, cụ ông gạt nước mắt cho biết: “Mỗi buổi tối, tôi thường căng bạt ra nằm ngủ. Ban đầu rất lạnh nhưng dần cũng quen. Còn ban ngày nếu nắng gắt thì tìm chỗ trú. Đến tối lại trở về đây nằm ngủ”.
Cũng theo cụ ông, trung bình mỗi ngày họ kiếm được khoảng 10.000đ từ việc nhặt rác bán cho đồng nát. Việc chi tiêu hết sức hạn chế, nay có ăn mai lại lo đói. Những bữa cơm được cải thiện là được sự giúp đỡ của những người hảo tâm đi ngang qua đây. Họ xót thương cho ông bà cao tuổi mà cuộc sống khổ cực nên thương lòng cho. Số tiền không được nhiều nhưng khiến ông bà ấm lòng.
Khi được hỏi chuyện con cái, hai cụ đều ứa nước mắt, giọng nghẹn ngào: “chúng tôi cũng có con nhưng bọn nó không quan tâm. Biết làm sao được, đành phải ở đây sống tạm bợ…”.
Cả cuộc đời dành tất cả chăm sóc, lo lắng cho các con. Thế nhưng, đến tuổi “xế chiều” các cụ lại tê tái lòng. Nhắc ai, đã được sinh ra trong đời nên quan tâm, chăm sóc cha mẹ nhiều hơn nữa. Đừng để mất đi rồi ân hận về sau.
Hy vọng qua đây, các nhà chức trách biết đến, giúp đỡ cho các cụ vượt qua cuộc sống khốn khổ này. Giúp những người con mang tội “bất hiếu” thức tỉnh. Để hai cụ có cuộc sống hạnh phúc, quây quần bên con cháu. Được ăn bữa cơm đoàn tụ gia đình nhưng sao khó thế?
Tình yêu mãnh liệt của hai cụ già ở Bắc Giang “Hai cụ yêu nhau nồng nhiệt lắm. Từng cử chỉ âu yếm, ánh mắt thắm thiết hai cụ trao nhau mỗi khi gặp gỡ chẳng kém gì đám nam thanh nữ tú. Ai nhìn thấy cũng thầm vui mừng và chúc phúc cho hai cụ”, người hàng xóm kể lại. |