10 "thông điệp" bé muốn nói với mẹ khi khóc nhè

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Khóc, đôi khi là sự làm nũng khéo léo của em bé nhà bạn. Thậm chí, bé còn giả vờ khóc nhè để gây sự chú ý của mẹ, bắt buộc mẹ ở bên.

Nghe trẻ nhỏ khóc luôn khiến mẹ thấy lo lắng và sốt ruột. Các mẹ chỉ thường chú ý tìm cách khiến con nín nhanh mà không hiểu “thông điệp” con muốn gửi qua tiếng khóc.

1. Con sẽ không khóc nếu không có lý do muốn nói

Trái với những gì chúng ta nghĩ: trẻ nhỏ toàn khóc không có lý do và khóc để làm phiền mẹ, mỗi kiểu khóc mếu của trẻ đều truyền đạt một thông điệp riêng. Để giúp bé nín khóc nhanh, mẹ cần “giải mã” được các “thông điệp” qua tiếng khóc của con.

me
Để giúp bé nín khóc nhanh, mẹ cần “giải mã” được các “thông điệp” qua tiếng khóc của con.

2. Mẹ thật tuyệt vời vì đã cho con một cuộc đời

Phần lớn chúng ta đều cho rằng trẻ chỉ khóc khi chúng thấy khó chịu. Điều này không thể phủ nhận, trừ giây phút em bé chào đời. Tiếng khóc của trẻ được tạo ra do cơ học tự nhiên khi bé bắt đầu thở bằng phổi qua miệng và mũi, thay vì thở bằng dây rốn khi ở trong bụng mẹ. Đó là tiếng khóc chào đời và mọi ông bố bà mẹ đều hạnh phúc đến nghẹn ngào.

3. Con không thể tự làm cho mình cảm thấy thoải mái hơn

Khoa học đã chứng minh rằng liều lượng adrenaline và cortisol (hoóc-môn gây ra căng thẳng) có thể khiến trẻ cảm thấy khó chịu, và trẻ không tự điều chỉnh cảm xúc được. Đơn giản chúng chỉ khóc thôi. Tiếng khóc của con bạn do đó cũng là lời đề nghị giúp đỡ để giúp con cảm thấy thoải mái hơn.

4. Con cảm thấy an toàn hơn khi ở bên mẹ

Trẻ nhỏ cũng sử dụng tiếng khóc giống như tiếng gọi: “Mẹ ơi, con không muốn ở một mình”. Dù là khi ngủ, trẻ đều muốn có mẹ ở bên cạnh để tăng cảm giác an toàn hơn và ngủ ngon giấc hơn.

5. Con muốn ngủ trong vòng tay của mẹ

Khi ngủ trẻ thường hay bị giật mình và tỉnh giấc giữa chừng. Khi trẻ khóc, đó là lúc con muốn nói: “Con muốn ngủ với mẹ”.

6. Con muốn yên tĩnh

Những âm thanh ồn ào ở bên ngoài có thể khiến trẻ khó chịu. Ngoài việc xoay người, khua đạp chân tay, trẻ còn khóc nhè để tỏ vẻ mặt khó chịu. Nếu bạn đang mở tiếng tivi quá to khi em bé ngủ, hãy điều chỉnh lại âm lượng tivi để trẻ tiếp tục ngủ sâu giấc hơn.

7. Hãy ở đây với con, đừng đi đâu cả

Sau giấc ngủ, sau bữa ăn trẻ sẽ tỉnh táo hơn và muốn được chơi đùa một chút. Đơn giản, bé chỉ cần bạn nhìn bé từ trên cao hay mát-xa cho bé. Đừng để bé nằm hoặc ngồi một mình bởi trẻ nhỏ luôn cảm thấy thiếu an toàn khi không có mẹ ở bên.

8. Con muốn mẹ khỏe mạnh để chăm con

Nghe có vẻ kỳ lạ! Trẻ nhỏ sao có thể có những suy nghĩ người lớn đến vậy? Thực tế, những bà mẹ mệt mỏi với việc nhà, sức khỏe kém và căng thẳng trong thời kỳ chăm con có thể tác động trực tiếp đến sức khỏe của con. Em bé có thể cảm nhận được rằng, mẹ không ở bên con nhiều, mẹ không cho con nhiều sữa và con cũng thấy ốm yếu giống mẹ do không nhận được nhiều dinh dưỡng và khoáng chất từ sữa mẹ. 

9. Hãy dỗ dành con

Khóc, đôi khi là sự làm nũng khéo léo của em bé nhà bạn. Thậm chí, bé còn giả vờ khóc nhè để gây sự chú ý của mẹ, bắt mẹ ở bên và không cho mẹ làm việc riêng. Hiểu được tâm lý này của trẻ nhỏ quả thực không dễ dàng. Vậy, bạn cần phải là một người thực sự hiểu con thì mới có thể nhận ra trạng thái cảm xúc của con và dỗ dành con đúng lúc.

10. Con chỉ muốn nhìn mẹ và nói “con yêu mẹ”

Những ngày tháng đầu tiên chào đời, đó là lúc em bé cần ở bên mẹ nhiều nhất. Ngoài việc bú mớm, khi tỉnh táo trẻ cũng muốn được chơi đùa. Các trò chơi của bé đơn giản chỉ là được nhìn khuôn mặt mờ mờ của mẹ, nghe giọng nói của mẹ và được mẹ cầm tay đung đưa xoa vào môi, vào má. Bạn có hiểu được thông điệp này từ em bé của mình? Có lẽ đây là phản xạ tự nhiên mà mọi bà mẹ đều làm khi ở bên con. Chỉ có điều, bạn nên nhớ hãy làm việc này thường xuyên hơn để em bé của bạn hạnh phúc hơn.

Ý nghĩa sau nụ cười của bé từ 0-12 tháng tuổi
Ý nghĩa sau nụ cười của bé từ 0-12 tháng tuổi
(Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Bé 3 tháng tuổi mà vẫn chưa cười cần phải đến gặp bác sĩ, bé dưới 1 tháng chỉ cười theo phản xạ... còn điều gì bố mẹ chưa biết về nụ cười của bé?
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn