4 điều thú vị về sữa mẹ không phải ai cũng biết

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tự nhiên tốt nhất cho trẻ sơ sinh mà không thực phẩm nào khác có giá trị bằng.

Qua nhiều nghiên cứu chúng ta biết rằng sữa mẹ là thức ăn quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Ngoài ra, còn những sự thực thú vị khác về loại thức ăn đặc biệt này.

1. Sữa mẹ nhìn không giống sữa bò

Chúng ta thường hay có xu hướng đồng hóa tên gọi của những thứ có tính chất, hình dạng và mùi vị giống nhau. Cách đặt tên sữa cũng vậy. Tuy nhiên, sữa mẹ không giống như sữa bò và các loại sữa khác. Đặc biệt, sữa bò là loại sữa đã được tiệt trùng bằng cách đun nóng lên để tiêu diệt vi khuẩn trước khi được làm lạnh sốc nhiệt nhanh và được bổ sung với bột kem để nhìn mịn hơn. Thực tế, sữa mẹ không sánh mịn như sữa bò đóng hộp đâu. Sữa mẹ nhìn lỏng giống nước hơn, có màu trắng hơi xanh và thậm chí còn lắng đọng thành 2 lớp khi được dự trữ trong bình.

2. Sữa mẹ thay đổi một vài lần trong những tuần đầu tiên

Sữa non của mẹ bắt đầu được sản xuất trong nửa đầu thai kỳ và ngay cả khi bạn không bao giờ bị rỉ sữa hoặc nặn sữa ra, sữa non của mẹ đã sẵn sàng cho em bé dùng. Sữa non rất quý với trẻ sơ sinh vì nó là sữa tập trung nhiều chất dinh dưỡng, các chất miễn dịch và nguồn năng lượng lớn. Các bà đẻ thường được khuyến kích cho con bú sữa non ngay sau khi sinh con xong một vài giờ. Sữa non có màu vàng và dính nháp, và chỉ xuất hiện một vài ngày đầu em bé sinh ra.

me
Sữa non có màu vàng và dính nháp, và chỉ xuất hiện một vài ngày đầu em bé sinh ra.

Sau 3 đến 5 ngày của tuần thứ nhất, bà đẻ bắt đầu sản sinh sữa mẹ bình thường với lượng lớn để đáp ứng nhu cầu ăn của trẻ lên nhiều hơn. Lượng sữa của mẹ thường có xu hướng tiết ra nhiều hơn lúc mới sinh do em bé bú nhiều hơn, kích thích tuyến sữa sản xuất nhiều sữa và cho sữa nhanh hơn. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống và sức khỏe của mẹ cũng ảnh hưởng đến lượng sữa mẹ tiết ra.

Khi lấy sữa mẹ ra bình cho con uống, bạn có thể biết rõ được tính chất của sữa mẹ, bao gồm cả màu sắc, mùi, độ sệt… Thông thường, sữa non có màu vàng nhạt và sệt. Sau khoảng 14 ngày hoặc lâu hơn, sữa non sẽ được thay thế bằng sữa mẹ trưởng thành có màu nhạt hơn và loãng hơn.

3. Sữa mẹ có nhiều màu khác nhau

Thực tế, màu sữa mẹ không phải lúc nào cũng là màu trắng đục như bạn nghĩ. Chính chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng đến màu sắc của sữa mẹ giống như màu sắc cầu vồng là những màu sắc tự nhiên, không phải nhân tạo.

4. Tính nhất quán của sữa mẹ không ổn định 

Lúc mới cho con bú, sữa của mẹ thường có xu hướng ra nhiều nước hơn để giúp con hết khát nhanh. Khi sữa chảy ra, chất béo trong sữa bắt đầu tăng lên trong quá trình trẻ bú.

Ngày qua ngày, phụ thuộc vào thời gian và tần suất trẻ bú ở mỗi bên vú, bạn có thể nhận biết được sự khác biệt của sữa ở các giai đoạn khác nhau. Nếu bạn cho con bú với tần suất dày hơn, lượng sữa của mẹ có thể sẽ giảm nhưng sữa thì vẫn đầy đủ dinh dưỡng. Bạn càng cho con bú lâu, lượng chất béo trong sữa sẽ giảm dần đi. Vậy nên, cho con bú thường xuyên đồng nghĩa với lượng sữa nhiều calo, thậm chí là lượng sữa nhỏ cũng trở nên lý tưởng đối với trẻ sơ sinh đang lớn. Nếu bạn cần nhiều sữa hơn, dụng cụ vắt sữa mẹ có thể giúp bạn kích thích cho ra nhiều sữa hơn và giàu dinh dưỡng hơn.

Và dù sữa mẹ nhìn như thế nào đi chăng nữa, đó vẫn là thức ăn không gì có thể thể thay thế cho trẻ sơ sinh. Nó không quá lỏng, không quá đặc, không giống sữa công thức, tốt hơn sữa bò, uống cả năm không biết chán và được “thiết kế” riêng cho em bé của bạn.

Chỉ điểm và xử lí 7 nguyên nhân khiến bé táo bón
Chỉ điểm và xử lí 7 nguyên nhân khiến bé táo bón
(Làm Mẹ) - (Phunutoday) - "Xử bay" chứng táo bón đau đớn khó chịu của bé bằng cách tìm hiểu những nguyên nhân và biện pháp chữa trị sau.
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn