Đưa con vào khuôn phép

15:10, Chủ nhật 02/03/2014

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Để việc dạy con trở nên nhẹ nhàng với bố mẹ mà trẻ cảm thấy hạnh phúc, hãy đưa con vào khuôn phép với những bí kíp sau:

Thiết lập những quy tắc, kỷ luật cho con đòi hỏi cha mẹ phải mất nhiều công sức, từ nhẹ nhàng đến cứng rắn, đôi khi cả sử dụng đòn roi nhưng vẫn không đạt được kết quả như ý.

Sau đây là 5 lời khuyên hữu ích cho cha mẹ trong trường hợp này.
 
1. Làm gương sáng

Cha mẹ đưa ra những việc cấm con không được làm thì tự bản thân cũng phải làm gương để con noi theo. Ví dụ dặn con phải mặc áo mưa khi đi ra ngoài lúc trời mưa thì bố mẹ cũng phải thực hiện như vậy nhưng có thể cho con chọn màu và kiểu áo mưa mình thích chẳng hạn. 

Vợ chồng bạn nên thường xuyên trao đổi với nhau về việc đưa ra các quy tắc trong gia đình đồng thời cũng nên cho con tham gia để tìm ra giải pháp tốt nhất.

2. Thống nhất trong việc dạy con

Hãy tạo ra sự rõ ràng và thống nhất trong việc thực hiện các quy tắc. Một lần ngoại lệ nào đó sẽ khiến chúng nghĩ làm sai điều gì đó cũng chẳng có gì ghê gớm cả. Cha mẹ sẽ bỏ qua cho chúng lần này lần khác hoặc chúng có thể thuyết phục được cha mẹ không trừng phạt chúng. Như vậy tất cả các nỗ lực xây dựng kỷ cương và nguyên tắc của bạn sẽ bị đổ bể.

3. Tuổi nào cũng có thể đưa vào khuôn phép

con cái

Không bao giờ là quá sớm để con học tính kỷ luật và tuân thủ các quy tắc bởi tâm lý của trẻ phát triển ngay từ trong bào thai. Vì vậy nếu đứa trẻ 1 tuổi khóc đêm vì muốn ngủ với mẹ thì tốt nhất là bạn đừng đáp ứng đòi hỏi ấy mà hãy giải thích rằng bố mẹ là vợ chồng cần được ở chung với nhau và con không thể nào chiếm mẹ cho riêng mình được. Có thể bạn không tin, nhưng trẻ có thể hiểu mọi chuyện đấy.

Từ 2 đến 3 tuổi bạn có thể dạy cho trẻ hiểu đừng làm điều gì mình không thích với người khác. Và ngay cả khi con đến tuổi thiếu niên cũng không phải quá muộn để đưa con vào khuôn phép mặc dù sẽ khó khăn hơn một chút nhưng bạn vẫn cần tôn trọng cá tính và tự do của con.

4. Thiết lập các quy định và quy tắc với con

Chẳng hạn không được nhận tiền và nhận quà của người khác khi không đựơc sự đồng ý của bố mẹ. Không được phép đi với người lạ... Không được tự ý đi đâu nếu không xin phép bố mẹ... Tuy nhiên hãy đảm bảo rằng những nguyên tắc này thật sự dễ hiểu và dễ nhớ với chúng.

Tuy nhiên, đừng làm cho con bạn "quá tải" với quá nhiều quy tắc. Ngay một lúc trẻ sẽ không thế nhớ ngay toàn bộ những quy tắc bạn đặt ra. Hãy để trẻ nhớ dần dần, dạy trẻ qua những tình huống cụ thể.

Đồng thời giải thích về hậu quả của việc không làm theo các quy tắc và nói cho chúng biết rõ các hình phạt sẽ được áp dụng nếu chúng không nghe lời và phá vỡ nguyên tắc đặt ra.

5. Nếu cần phải có hình phạt

Mặc dù không cha mẹ nào muốn nhưng khi cần phải có hình phạt rõ ràng với con. Hình phạt là cần thiết và điều đó không có nghĩa là bạn trở nên xấu xa hay thậm chí trở thành “phù thủy” với con. Điều này chỉ giúp con nhận thức rõ hơn việc mình đã làm và đôi khi còn khiến con dũng cảm hơn. 

6. Không nhân nhượng

Bạn sẽ khó có thể trở thành những người cha, người mẹ tốt nếu luôn đáp ứng những đòi hỏi có phần thái quá của con. Thay vào đó, hãy thắt chặt kỷ luật để bảo vệ và giữ an toàn cho con. Đó cũng là cách giúp con hình thành những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: Phạm Văn Dự